Soạn văn Vượt thác chương trình Ngữ văn 6
Hướng dẫn
Trong bài học ngày hôm nay, Bloghocvui sẽ giới thiệu đến các bạn bài soạn Vượt thác, hi vọng với những thông tin mà bài soạn cung cấp sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của các bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!
Câu 1: Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn
Gợi ý:
Đoạn 1: từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”
Đoạn 2: Từ “ Đến Phường Rạch: đến “ thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”
Đoạn 3: còn lại
Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo trình chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài theo hành trình của con thuyền. Vị trí miêu tả của người kể chuyện là trên con thuyền và nhìn ra hai bên bờ sông. Ví trí này giúp tác giả có cái nhìn bao quát, tổng thể, miêu tả chi tiết
Câu 3: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả:
– Dượng Hương sai nấu cơm ăn để chắc bụng.
– Mùa nước to, suốt buổi phải chống liền tay, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng xuống dựng đứng..
– Hình ảnh, hành động, ngoại hình của Dượng Hương Thư khivượt thác: Dượng Hương đánh trần sau lái co người phóng sào xuống dưới lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ, Những động tác thả xào, rút xào rập ràng nhanh như cắt.. Dượng Hương như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quay hàm bạch ra, cặp mắt nảy nửa….
– Hình ảnh so sánh Dượng Hương thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh để thể hiện dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên
Câu 4: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Ở đoạn đầu: hình ảnh những tròm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
Ở đoạn cuối: Những câu to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Đoạn đầu là hình ảnh nhân hóa những tròn cổ thụ như đang suy ngẫm, còn ở cuối đoạn là hình ảnh so sánh. Thể hiện tâm trạng hào hào hứng, phấn chấn và mãnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền phía trước.
Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?
Hình ảnh con người lao động rất hùng dũng và có sức mạnh trước thiên nhiên. Dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua nhiều địa hình hiểm trở.
Theo Tapchivanhoc.com