Soạn văn Mưa chương trình Ngữ văn 6

Soạn văn Mưa chương trình Ngữ văn 6

Hướng dẫn

Bài thơ Mưa đã miêu tả chân thực và sống động khung cảnh bầu trời khi cơn mưa mùa hạ kéo qua. Bài thơ gợi cho độc giả bao cảm xúc thân thuộc mà vô cùng mới lạ, để cảm nhận được trọn vẹn nhất những cảm xúc mà bài thơ mang lại, các bạn hãy cùng tham khảo soạn văn Mưa Bloghocvuigiới thiệu dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu về bài thơ Mưa

Câu 1. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ

Trả lời

Bài thơ tả cơn mưa ở vùng quê nông thôn vào mùa hè

Bố cục bài thơ: 2 đoạn

  • Đoạn 1: từ đầu cho đến “Những ngọn mùng tơi nhảy múa”
  • Đoạn 2: tiếp cho đến “Cây lá hả hê”
  • Đoạn 3: phần còn lại

Câu 2. Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê)

Trả lời

Thể thơ và cách gieo vần tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh đã giúp cho tác giả miêu tả một cách chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên làng quê trước và trong cơn mưa rào.

Câu 3. Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa mùa hạ. Em hãy tìm hiểu:

Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

Trả lời

Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa:

  • Con mối: bay ra, mối trẻ bay cao, mối già bay thấp
  • Gà con: rối tít tìm nơi ẩn nấp
  • Mía múa gươm
  • Kiến hành quân đầy đường
  • Gió cuốn lá khô, bụi bay cuồn cuộn
  • Cỏ gà rung tai
  • Bụi tre tần ngần gỡ tóc
  • Cây bưởi: đung đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc
  • Cây dừa sải tay bơi
  • Ngọn mùng tơi nhảy múa.
  • Cóc nhảy chồm chồm
  • Chó sủa
  • Cây lá hả hê
Xem thêm:  Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em giờ ra chơi

Động từ: bay, ẩn nấp, múa, hành quân, cuốn, rung, nghe, gỡ, bế, bơi, nhảy múa, nhảy, sủa

Tính từ: trẻ, già, rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, chồm chồm, hả hê

Các từ được sử dụng một cách linh hoạt và sinh động, với giá trị miêu tả cao, sử dụng các từ mang tính nhân hóa cho các loài vật.

Câu 3: Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc

Trả lời

Các trường hợp sử dụng phép nhân hóa:

  • Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
  • Muôn nghìn cây mía múa gươm
  • Kiến hành quân đầy đường
  • Cỏ gà rung tai
  • Nghe bụi tre tần ngần gỡ tóc
  • Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc
  • Chớp khô khốc
  • Sấm khanh khách cười
  • Cây dừa sải tay bơi
  • Ngọn mùng tơi nhảy múa
  • Cây lá hả hê

Cách sử dụng phép nhân hóa đã đạt được hiệu quả cao trong việc miêu tả trạng thái, hoạt động của các loài vật trước và trong cơn mưa. Ví dụ như hình ảnh “muôn nghìn cây mía múa gươm” đã cho ta cảm nhận về sức gió và trạng thái của cảnh vật một cách chân thực, liên tưởng gần gũi, những lá mía như những chiếc gươm múa trong cơn gió.

Câu 4. Gần hết bài thở chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa …

Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên

Trả lời

Tư thế của con người xuất hiện tỏng cơn mưa là một tư thế hiên ngang, sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, và vẻ đẹp của những con người lao động chăm chỉ, chịu thương chịu khó, không ngại vất vả gian lao.

Xem thêm:  Bộ stt hay về cuộc sống mệt mỏi tâm trạng đang gây sốt giới trẻ

II. Luyện tập

Câu 2. Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê

Trả lời

Giữa những rừng cây, mây đen dần dần kéo đến bao phủ, gió mỗi lúc càng thêm mạnh làm cho chúng như bám vào nhau đu đưa. Tiếng gió như gầm giữa rừng núi bao la, trên những quả đồi mưa bắt đầu rơi, xóa dần những màu xanh bằng màu trắng từ quả đồi này sang ngọn núi khác. Mưa trên vùng cao thật dữ dội, những tiếng rầm rầm của nước khi trút vào tán cây, những tiếng rào rào khi từng cơn gió thổi qua và nghe kĩ ta lại thấy những tiếng chảy xiết trên những khe đá. Trên mái nhà con gió thổi không biết cơ man là lá khô dồn lại trên đó làm hạt mua rơi xuống tạo ra tiếng bộp bộp. Được cảm nhận cơn mưa giữa núi rừng cho ta cảm giác như đang hòa quyện vào giữa thiên nhiên, giữa đại ngàn, tuy nhiên sau mỗi cơn mưa rào nếu mưa trong thời gian dài sẽ lại kéo theo nhiều hậu quả, sạt lở gây lũ lụt ở vùng trũng phía dưới chân núi, đồi.

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *