Soạn văn Miêu tả trong văn bản tự sự
Hướng dẫn
Soạn văn Miêu tả trong văn bản tự sựsẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng viết bài của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1. Đọc đoạn trích
2. Trả lời câu hỏi
a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
-Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn. Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung là chỉ huy và trực tiếp cưỡi voi xông trận.
b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
-Vua Quang Trung truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền…dàn trận chữ “nhất”.
-Quân của vua Quang Trung khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo…nhất tề xông tới mà đánh.
-Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
c. Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không, trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
-Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung không có gì nổi bật, trận đánh diễn ra không còn sinh động và hấp dẫn. Bởi đó chỉ đơn giản là kể lại các chi tiết, sự kiện, không có yếu tố miêu tả.
-Yếu tố miêu tả có vai trò làm cho câu chuyện của văn bản tự sự trở nên hấp dẫn, gợi cảm và hấp dẫn hơn.
II. Luyện tập
1. Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Truyện Kiều” vừa học (Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
-Những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Truyện Kiều” vừa học (Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân)
Yếu tố tả người và tả cảnh trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều | Yếu tố tả người và tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân |
+ Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da + Kiều càng sắc sảo mặn mà + Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh + Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai |
+ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa + Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây + Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang |
-Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã khắc họa được vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo của Thúy Kiều. Còn trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, các yếu tố miêu tả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân với hao cỏ, dòng người đi hội.
2. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân
-Xuân mới về ấy vậy mà đã sang tiết tháng ba Thanh Minh. Nhân tiết trời đẹp, chị em Thúy Kiều rủ nhau đi tảo mộ, chơi xuân, cùng hòa vào dòng người nhộp nhịp và nô nức ngựa xe xuôi ngược. Buổi chiều, khi mặt trời đã về Tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ lững thững đi dọc con suối nhỏ uốn lượn quanh co, phía cuối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh chiều tà thanh tĩnh và man mác buồn.
3. Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình
– Thúy Kều và Thúy Vân là hai chị em của một gia đình trung lưu lương thiện. Cả hai đều có sắc đẹp tuyệt trần, Thúy Vân có khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu với nụ cười đẹp như hoa, lời nói đoan trang nhẹ nhàng lại thêm mái tóc dài mượt và làn da trắng mịn. Vân đã đẹp Thúy Kiều còn đẹp hơn bội phần, vẻ đẹp của Kiều mang nét mặn mà, sắc sảo, đặc biệt là đôi mắt trong như nước mùa thu, lấp lánh đẹp tuyệt vời.
Theo Tapchivanhoc.com