Phân tích bài thơ Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông của tác giả Đỗ Phủ

Phân tích bài thơ Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông của tác giả Đỗ Phủ

Hướng dẫn

Đề bài: Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ lớn có đóng góp quan trọng cho nền văn học Trung Hoa. “Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông là bài thơ đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác giá trị của Đỗ Phủ. Em hãy phân tích bài thơ Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông của Đỗ Phủ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ và tác phẩm Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông: Tác giả Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực, bởi thơ của ong thường nói nhiều về cuộc sống xã hội, về tình cảnh và số phận của người dân, mang trong đó cả những suy nghĩ và niềm trăn trở của ông với đất nước

2. Thân bài

  • Khung cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt nhà thơ: Hai câu thơ đầu bài thơ đã mở ra một khung cảnh đầy màu sắc hoa tươi, hoa mọc đầy bên dòng suối cạnh nhà cô Hoàng Tứ
  • Sự xuất hiện của con vật tăng thêm sự sinh động cho bức tranh thiên nhiên: Hình ảnh đàn bướm cứ bay quanh lưu luyến những bông hoa bởi mùi hương và sắc đẹp, đôi chim oanh lại cứ thánh thót hót mãi không thôi, sự xuất hiện của con vật đã làm tăng thêm vẽ hữu tình của cảnh vật
  • Tình cảm và tâm trạng của nhà thơ: Vượt lên trên nỗi truân chuyên, mất mát của cuộc đời, Đỗ Phủ đã tìm kiếm lại những giây phút thảnh thơi, hòa mình vào với thiên nhiên
Xem thêm:  Phân tích chân dung Thúy Kiều trong đoạn “chị em Thúy Kiều”

3. Kết bài

Nêu cảm nhận về tác giả Đỗ Phủ: Nhà thơ người Trung Quốc – Đỗ Phủ thật sự là một nhà thơ của nhân dân, của đất nước và là nhà thơ của nhân loại

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông

Tác giả Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực, bởi thơ của ong thường nói nhiều về cuộc sống xã hội, về tình cảnh và số phận của người dân, mang trong đó cả những suy nghĩ và niềm trăn trở của ông với đất nước. Bên cạnh những vần thơ thiên nhiên nhuốm màu đau thương của thời đại, ông còn có những bài thơ tươi sáng thể hiện những khoảnh khắc thảnh thơi của tâm hồn, phản ánh vẻ đẹp sinh động và đa dạng của cảnh vật. Tiêu biểu đó chính là bài thơ “Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông”.

“Cạnh nhà cô Tứ hoa đầy suối,

Ngàn đóa muôn bông ép trĩu cành.

Lưu luyến quẩn quanh vỡi lũ bướm,

Ung dung thánh thót hót hoàng anh.”

Hai câu thơ đầu bài thơ đã mở ra một khung cảnh đầy màu sắc hoa tươi, hoa mọc đầy bên dòng suối cạnh nhà cô Hoàng Tứ. Khung cảnh đẹp ấy có vẻ như chỉ là hình ảnh ước lệ, bởi theo các nhà nghiên cứu nhận xét, nhà cô Hoàng Tứ có lẽ không có thực, bởi thế mà nhà cô Hoàng Tứ là nhà nào cũng khó để có thể biết được. Hình ảnh dòng suối ra sao, hoa gì màu nào,… tất cả chỉ là trừu tượng thế nhưng đã mở ra một cảnh đẹp mà nhà thơ đã phải xúc động, mang những hình ảnh đó đến với người đọc cùng cảm nhận với thi nhân.

Xem thêm:  Nghị luận về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, văn nghị luận xã hội về câu nói

Nghệ thuật miêu tả của Đỗ Phủ rất thực tế và chân thật, miêu tả kết hợp từ khái quát đến cụ thể. Hình ảnh đầu tiên là dòng suối có hoa nở đầy, khi nhìn từ xa cảm giác như có rất nhiều hoa, khi nhìn kĩ hơn, tác giả lại thấy đó là “Ngàn đóa, vạn đóa ép cành là trĩu thấp xuống”. Có thể thấy hoa ở đây rất nhiều, nhiều đến mức che khuất hết cành và lá. Sự phá luật trong câu thơ này càng tô điểm thêm sự nổi bật của hoa, bài thơ làm theo thể trắc thì tiếng thứ hai của câu thơ thứ hai phải mang thanh bằng. Nhưng tác giả lại đặt ở đó một thanh trắc “đóa”, diễn tả mức độ “đậm đặc” của hoa đang đua nở. Hoa nở nhiều bên sông, cạnh nhà một cô gái trẻ, quả là một phong cảnh hữu tình. Ở hai câu thơ sau, tác giả đã điểm tô thêm cho cảnh vật bên trên:

“Lưu luyến quẩn quanh với lũ bướm,

Ung dung thánh thót hót hoàng anh.”

Hình ảnh đàn bướm cứ bay quanh lưu luyến những bông hoa bởi mùi hương và sắc đẹp, đôi chim oanh lại cứ thánh thót hót mãi không thôi, sự xuất hiện của con vật đã làm tăng thêm vẽ hữu tình của cảnh vật. Tác giả một mình dạo chơi ven sông ngắm cảnh, tác giả tìm thấy ngàn đóa hoa, thấy những cánh bướm xòe múa và nghe được tiếng hoàng anh hót thánh thót, nhà thơ đã tìm thấy được một khu vườn tự nhiên đậm chất trữ tình. Vượt lên trên nỗi truân chuyên, mất mát của cuộc đời, Đỗ Phủ đã tìm kiếm lại những giây phút thảnh thơi, hòa mình vào với thiên nhiên.

Xem thêm:  Tuyển tập những câu nói hay về sách giúp bạn thành công

Nhà thơ người Trung Quốc – Đỗ Phủ thật sự là một nhà thơ của nhân dân, của đất nước và là nhà thơ của nhân loại. Có biết bao trái tim của những người lương tri đã cùng nhịp đập với ông, ông cùng với Lí Bạch là những người đã góp phần sáng tác nên những kiệt tác cho nền văn hóa thế giới.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh hot girl nu sinh ca tinh 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *