Ngôn ngữ là một trong những yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cấu thành một văn bản. Với một tác phẩm văn học thì ngôn ngữ là chất liệu để nhà văn mã hóa tư tưởng của mình, để chúng có thể đến được tay người tiếp nhận, để thực hiện các quá trình của đời sống văn học. Hành trình sáng tạo nghệ thuật thực chất là hành trình người nghệ sĩ đi tìm kiếm và sáng tạo ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy phải thật sinh động, giàu sức gợi và sức nặng, tuyệt đối không thể là những câu từ dễ dãi để phỉnh nịnh đôi tai những kẻ tiểu nhân. Và có rất nhiều cách để diễn đạt ý tưởng của nhà văn, anh có thể dùng từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa, hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Từ trái nghĩa lớp 7 nhé.
SOẠN BÀI TỪ TRÁI NGHĨA LỚP 7
I, Thế nào là từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Các cặp từ trái nghĩa:
- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: ngẩng – cúi
- Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: trẻ – già; đi – trở lại
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già: non.
II, Sử dụng từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa tạo phép đối giúp tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt. Phù hợp với dụng ý diễn đạt của tác giả.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa:
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Cá lớn nuốt cá bé
- Lá lành đùm lá rách
Tác dụng: tạo tương phản, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sâu đậm hơn nội dung, tình cảm muốn thể hiện.
II, Luyện tập bài Từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những từ trái nghĩa: (1) tấm lành >< tấm rách; (2) giàu >< nghèo; (3) ngắn >< dài; (4) đêm >< ngày sáng >< tối.
Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Từ in đậm |
Cụm từ gốc |
Từ trái nghĩa |
Tươi |
cá tươi |
cá ươn |
hoa tươi |
hoa héo |
|
yếu |
ăn yếu |
ăn khỏe |
học lực yếu |
học lực tốt |
|
xấu |
chữ xấu |
chữ đẹp |
đất xấu |
đất tốt |
Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Điền từ và chỗ trống như sau:
Chân cứng đá mềm
Vô thưởng vô phạt
Có đi có lại
Bên trọng bên khinh
Gần nhà xa ngõ
Buổi đực buổi cái
Mắt nhắm mắt mở
Bước thấp bước cao
Chạy sấp chạy ngửa
Chân ướt chân ráo
Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đoạn văn tham khảo:
Quê hương là nơi cho ta những bài học đầu tiên, nơi cho ta cảm nhận cả ngọt bùi, đắng cay, cả hạnh phúc và bất hạnh để ta dần trưởng thành qua từng tháng năm. Đó là nơi mà nếu ta không nhớ, ta cứ quên đi trong dòng chảy của cuộc sống thì ta sẽ không bao giờ lớn nổi thành người.
Nguồn Internet