Ngôn ngữ là một trong những yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cấu thành một văn bản. Với một tác phẩm văn học thì ngôn ngữ là chất liệu để nhà văn mã hóa tư tưởng của mình, để chúng có thể đến được tay người tiếp nhận, để thực hiện các quá trình của đời sống văn học. Hành trình sáng tạo nghệ thuật thực chất là hành trình người nghệ sĩ đi tìm kiếm và sáng tạo ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy phải thật sinh động, giàu sức gợi và sức nặng, tuyệt đối không thể là những câu từ dễ dãi để phỉnh nịnh đôi tai những kẻ tiểu nhân. Và có rất nhiều cách để diễn đạt ý tưởng của nhà văn, anh có thể dùng từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Từ đồng nghĩa lớp 7 nhé.
SOẠN BÀI TỪ ĐỒNG NGHĨA LỚP 7
I, Từ đồng nghĩa là gì
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu, soi, tỏa,…
Từ đồng nghĩa với trông là nhìn, ngó, xem, ngắm…
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
a. Trông nom, chăm sóc,…
b. Trông ngóng, chờ mong,…
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Hai từ quả, trái đồng nghĩa với nhau, có thể thay thế nhau trong văn cảnh.
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh:
- Giống: đều mang nghĩa chỉ cái chết.
- Khác: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh là từ Hán Việt mang sắc thái kính trọng, còn từ bỏ mạng là từ thuần Việt chỉ cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường).
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Khi thay các từ như đề bài yêu cầu, ta nhận thấy:
Từ quả và trái có thể thay thế nhau mà không làm thay đổi nội dung và sắc thái.
Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi sắc thái ý nghĩa và nội dung hiện thực.
Như vậy, không phải từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế được cho nhau, còn phải tùy vào văn cảnh và mục đích sử dụng của người viết.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đoạn trích trong Chinh phụ ngâm lấy tiêu đề Sau phút chia li mà không phải Sau phút chia tay vì “chia li” là từ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa và trang trọng, thể hiện được sự đau đớn, nỗi sầu. Đồng thời qua đó, cũng thấy được phần nào tâm trạng đau đớn và xót xa của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Từ “chia li” giàu sức biểu cảm hơn.
II, Luyện tập bài Từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Các từ Hán Việt đồng nghĩa:
- Gan dạ: can đảm
- Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân.
- Mổ xẻ: phẫu thuật
- Của cải: tài sản
- Ngước ngoài: ngoại quốc
- Chó biển: hải cẩu
- Đi hỏi: yêu cầu
- Năm học: niên khóa
- Loài người: nhân loại
- Thay mặt: đại diện.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ gốc Ấn-Âu đồng nghĩa:
- Máy thu thanh → ra-di-ô
- Sinh tố → vi-ta-min
- Xe hơi → ô-tô
- Dương cầm → pi-a-nô
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:
- Heo = lợn
- Đậu phộng = lạc
- Tía, thầy = cha, bố
- Má, u, bầm = mẹ
- Mè = vừng
- Cá lóc = cá quả
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Từ đồng nghĩa thay thế:
- Đưa → trao
- Đưa → tiễn
- Ku → phàn nàn
- Nói→ phê bình, dị nghị, cười
- Đi→ qua đời
Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Phân biệt nghĩa:
Nhóm từ |
Giống nhau |
Khác nhau |
ăn, xơi, chén |
hành động đưa thức ăn vào cơ thể |
– ăn: nghĩa bình thường |
cho, tặng, biếu |
tả hành động trao ai vật gì đấy |
– cho: sắc thái bình thường |
yếu đuối, yếu ớt |
tả sức lực kém |
– yếu đuối: kém về cả thể chất lẫn tinh thần |
xinh, đẹp |
nói hình thức, hoặc phẩm chất được yêu mến |
– xinh: chủ yếu nói hình thức ưa nhìn |
thu, nhấp, nốc |
hành động đưa nước vào cơ thể |
– tu: uống nhanh, nhiều, một mạch |
Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Chọn thành ngữ:
a. (1) thành quả ; (2) thành tích
b. (1) ngoan cố ; (2) ngoan cường
.c (1) giữ gìn ; (2) bảo vệ
Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
a. (1) – đối xử / đối đãi
(2) – đối xử
b. (1) – trọng đại / to lớn
(2) – to lớn
Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đặt câu:
- Con người luôn phải gặp khó khăn là điều rất bình thường trong cuộc sống.
- Tôi không nghĩ anh lại làm cái việc tầm thường ấy.
- Bài toán này cậu giải ra kết quả bao nhiêu?
- Chất độc màu da cam của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả khôn lường cho nhân dân Việt Nam.
Câu 9 (trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chữa lại từ in đậm:
- Hưởng lạc → hưởng thụ
- Bao che → đùm bọc
- Giảng dạy → giáo dục
- Trình bày → trưng bày
Nguồn Internet