Soạn bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du

Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du chính là kiệt tác văn học của nước ta. Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát của dân tộc thì Nguyễn Du đã thổi vào Truyện Kiều một sức sống lâu bền và có giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Để có thể học tốt Truyện Kiều thì chúng ta cần đọc bài, soạn bài trước khi đến lớp. Dưới đây cũng sẽ là một bài soạn đầy đủ mà Giải Văn mang đến cho các em, các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài làm

Câu 1: Em hãy nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều

– Thời đại và gia đình:

+ Nguyễn Du (1765 – 1820) có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, ông quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

+ Nguyễn Du sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và hơn nữa gia đình ông lại có truyền thống về văn học. Cha Nguyễn Du chính là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

+ Nguyễn Du lại sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, lúc bấy giờ chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đây rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nước ta lúc bấy giờ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn lại luôn đàn áp và tranh giành quyền lực. Trong bối cảnh đó thì phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

Xem thêm:  Soạn bài Biên bản lớp 9

– Cuộc đời của Nguyễn Du:

+ Cuộc đời của Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

+ Ông cũng đã làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

>>> Đánh giá: Tác giả Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú. Khi nói về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt và có những thăng trầm những trải nghiệm cuộc sống khiến cho ông có cái nhìn đa diện, nhiều chiều nhất về cuộc sống. Chính vì thế mà thơ văn của ông mới có thể xúc động lòng người đến như vậy.

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 2: Tóm tắt “Truyện Kiều”

Thúy Kiều là con gái một gia đình trung lưu lương thiện. Nàng sống với ba mẹ, và hai em là Thúy Vân và Vương Quan vô cùng hạnh phúc. Trong ngày hội Đập Thành thì khi đứng trước nấm mồ của Đạm Tiên, Thúy Kiều thương cảm cho Đạm Tiên và điều này như cũng báo hiệu được định mệnh như vô cùng oan nghiệt cũng sẽ đến với Kiều. Thúy Kiều gặp Kim Trọng và mối tình đầu chớm nở hai bên cùng thề nguyền và đính ước với nhau. Kim Trọng phải về quê hộ tang chú còn gia đình Kiều thì bị vu oan khiến Kiều không còn con đường nào khác là phải bán mình chuộc cha

Cuộc sống đọa đầy từ đây đến với Thúy Kiều, đó chính là những bọn buôn người như: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào hoàn cảnh, cuộc sống ô nhục. May thay Thúy Kiều được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng đã đem lòng yêu thương và đồng thời cũng cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Khi đó người cả Thúc Sinh là Hoạn Thư cũng đã bày mưu bắt Kiều về hành hạ Kiều sống trong đau khổ. Kiều trốn đi và đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Cũng sợ bị liên luỵ, sư Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà thế nhưng có ai ngờ đâu khi Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Tiếp cảnh ở lầu xanh buồn tủi và ô nhục thì nàng cũng đã lại gặp người anh hùng Từ Hải. Có thể nói Từ Hải là một anh hùng đã chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành thì Từ Hải đã ra tay giúp Kiều báo ân báo oán. Thế rồi Kiều lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến, đó là một tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết chết. Thúy Kiều cũng đã bị nhục phải hầu rượu và đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi Thúy Kiều cũng đã lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Vì cũng quá đau xót và tủi nhục, Kiều đã buộc mình nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu giúp. Và cho đến lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Khi mà chàng Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng cũng đã trở lại tìm người yêu. Khi biết tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn và xót xa đến tột cùng. Theo như ước nguyện của Thúy Kiều thì nàng đã cho Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng, nhưng không quên được tình xưa thì Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều và khi gia đình sum họp thì Kiều vui vẻ, kính trọng người yêu và chuyển từ tình vợ chồng sang tình bạn.

Bài Soạn văn lớp 9 “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du cũng đã thể hiện được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. Nếu như các em thấy hay, hãy động viên và chia sẻ cho bạn bè cùng biết đến nhé!

Chúc các em có một giờ học vui vẻ!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Soạn bài Bàn Về Đọc Sách

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *