Văn chương là một phần của nghệ thuật, là nơi các nghệ nhân tài hoa phô diễn khả năng của mình qua những tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học hay không chỉ là có cốt truyện ý nghĩa, tư tưởng lớn, nội dung truyền đạt phong phú và cảm xúc mãnh liệt mà còn có nghệ thuật đặc sắc. Trong một bài văn,nghệ thuật chính là một phương thức giúp biểu đạt nội dung một cách hay nhất, và chạm đến trái tim người đọc. Trong nghệ thuật có các biện pháp nghệ thuật như phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ,… Trong chương trình ngữ văn lớp 10, các em học sinh được thực hành về phép ẩn dụ và hoán dụ nhiều hơn để biết cách vận dụng nó một cách tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ lớp 10 hay nhất do Tapchivanhoc.com biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé
SOẠN BÀI THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ LỚP 10 HAY NHẤT
I.Ẩn dụ
Câu 1 trang 135 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
a, Nội dung ý nghĩa khác là:
Hình ảnh con đò (thuyền)- Cây đa (bến) được tạo dựng để gợi nhắc đến hình ảnh nguwofi ra đi và người ở lại
- Câu 1: là lời thề, hứa hẹn và nhắn nhủ gửi gắm về sự thủy chung
- Câu 2 trở thành lời than tiếc về thề xa “lỗi hẹn”
b, Từ “thuyền”, “bến” trong câu 1 và “cây đa bến cũ”, “con đò” ở câu 2 có sự khác nhau về hiện thực nhưng xét về hàm nghĩa, biểu tượng thì những sự vất ấy là những liên tưởng giống nhau mang hàm nghĩa chỉ người ra đi và người ở lại
Từ nhũng sự vật như thuyền bến cây đa, bến cũ con đò đều là những sự vật gắn liền với nhau trong thực tế ở các làng quê. Có lẽ vì vậy mà tác giả sử dụng các sự vật ấy để thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn giữa con người với con người. Cây đa bến cũ thường là những vật ổn đinh, thường dùng để chỉ những người phụ nữ thủy chung, đợi chồng. Còn thuyền và con đò là những vật không cố đinh nên được hiểu là người con trai, người ra đi
Câu 2 trang 135 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Phân tích phép ẩn dụ
(1) Hình ảnh ẩn dụ: Lửa lựu, (hoa đỏ như màu lửa). Cách ẩn dụ ấy để miêu tả cảnh sắc rực rỡ và sinh động của cây luwuj đến mùa ra hoa và sức sống mãnh liệt của mùa hè
(2) Biện pháp ẩn dụ được sử dụng:
- Thứ văn nghệ ngòn ngọt
- Sự phè phỡn thỏa thuê
- Cay đắng chất độc của bệnh tật
- Tình cảm gầy gò
- Cá nhân co rúm
Phép ẩn dụ được sử dụng ý nói đến loại văn nghệ hão huyền trốn tránh thực tế và không phản ánh đời sống hiện thực. Thứ tình cảm gầy gò ý muốn nói đến những người nghệ sĩ mãi đi theo con đường mòn, không có sự sáng tạo và cái tôi độc đáo
(3) Ẩn dụ “Giọt” âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã miêu tả thứ âm thanh trong trẻo của loài chim chiền chiện như giọt sương mai buổi sớm, đánh thức trogn buổi bình minh
(4) Ẩn dụ được sử dụng
- “Thác” biểu hiện của những cản trở trên đường đi
- “ Chiếc thuyền ta”: Con thuyền cách mạng
Từ biện pháp ẩn dụ được sử dụng, câu nói thể hiện sự bền bỉ, vững tin của sự nghiệp cách mạng dẫu trải qua bao nhiêu gian khổ và khó khăn
(5) Ẩn dụ
- “Phù du” là một loại sâu bọ sống dưới nước, có sự sống ngắn ngủi. Hình ảnh phù du chỉ cuộc sống trôi nổi tạm bợ không làm được gì có ích
- “Phù sa” màu mỡ, bồi đắp, có ích cho đời
Câu 3 trang 135 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Ví dụ
a, Ngoài trời sắp nổi giông bão, mình ngửi thấy vị của mưa
b,Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
II Hoán dụ
Câu 1 trang 136 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
a, Phân tích hoán dụ
(1) Đầu xanh: tóc còn xanh, người trẻ tuổi
Má hồng: chỉ người thiếu nữ, trong câu ý muốn nhắc đến Thúy Kiều
(2) Áo nâu: người nông dân xưa
Áo Xanh: người công nhân
b, Trong trường hợp, khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó… tiêu biểu. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ. Nó giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng… trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn. (sgk)
Câu 2 trang 137 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
a, Tác giả Nguyễn Bình viết trong bài thơ Tương tư:
- Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
- Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
Phép ẩn dụ: “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”. Hình ảnh trầu và cau được sử dụng để chỉ hai nhân vật trữ tình đang thương nhớ nhau. Một mối quan hệ rất khăng khít không thể tách rời được
Phép hoán dụ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Dung hai tên địa phương để hoán dụ cho con người ở thôn đó. Đây là cách bộc lộ tình cảm một cách duyên dáng tế nhị
b, Cùng là nói về tình yêu và nỗi nhớ người yêu nhưng nếu câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng…?” sử dụng những hình ảnh liên tưởng đã cũ và theo lối mòn thì cách sử dụng hình ảnh của Nguyễn Bính trong tương tư lại rất độc đáo mà lại đủ duyên dáng. Tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
Câu 3 trang 137 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Ví dụ một số câu văn có sử dụng phép hoán dụ:
VD1:Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
VD2
- Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
- Chỉ cần trong xe có một trái tim
Nguồn Internet