Soạn bài Thuật Ngữ Văn lớp 9

Thuật Ngữ là một bài học trong chương trình ngữ pháp Ngữ văn lớp 9 vô cùng lý thú. Để có thể học thật tốt bài này thì các em hãy cùng đến với bài soạn ngày hôm nay do Giải Văn hướng dẫn ngay sau đây nhé!

Soạn bài Thuật Ngữ lớp 9

Bài làm

I. Thuật ngữ là gì?

Câu 1: So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.

– a, Có thể nhận thấy được chính cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở những việc nên đặc tính bên ngoài của sự vật. Và đó được xem là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm và lại có tính chất cảm tính.

– b, Ngay ở cách giải thích thứ hai này cũng đã lại được thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật. Ta nhận thấy được chính những đặc tính này phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết cùng với phương pháp khoa học.

>>> Tóm lại, với hai cách giải thích trên thì ta thấy được chính cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường. Còn đối với cách giải thích thứ hai được xem là cách giải thích thuật ngữ chuyên môn, chính vì thế mà nó luôn luôn đòi hỏi phải có tri thức nhất định về lĩnh vực hoá học thì mới hiểu được thấu đáo câu được.

Câu 2: Các em hãy chỉ ra các định nghĩa trên của những bộ môn khoa học khác nhau:

– Thạch nhũ: Chính là thuật ngữ bộ môn Địa lí

– Bazơ: thuật ngữ của bộ môn Hoá học

– Ẩn dụ: thuật ngữ của bộ môn Ngữ văn

– Phân số thập phân: Chính là thuật ngữ môn Toán học.

>>> Xét thấy những thuật ngữ trên chủ yếu dùng trong văn bản khoa học và ở trong công nghệ.

II. Đặc điểm của thuật ngữ

Câu 1: Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục 1.2 ở trôn còn có nghĩa nào khác không?

Ở trong mỗi lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ thì ta đều nhận thấy được mỗi thuật ngữ dường như cũng chỉ biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại. Cứ mỗi khái niệm lại có thể chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Nhờ đặc điểm này phù hợp với yêu cầu về tính chính xác, hơn nữa lại mang được một sự thống nhất, tính quốc tế của khoa học, kĩ thuật và cả công nghệ.

Câu 2: Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào, từ muối có sắc thái biểu cảm.

a) Muôi là một hợp chất có thể hoù tan trong nước.

b) Tay nâng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quen nhau. (Ca dao)

Nhận xét ta thấy được: Muối ở trường hợp (b) lại được dùng theo phong cách văn bản nghệ thuật, chính vì thế mà từ “muối” ở đây cũng lại mang được sắc thái biểu cảm. Còn đối với muối ở trường hợp (a) là thuật ngữ nó được dùng theo ngôn ngữ khoa học và càng không mang sắc thái biểu cảm.

Xem thêm:  Bài dự thi cuộc thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu

>>>Như vậy, ta có thể kết luận rằngthuật ngữ không có tính biểu cảm.

Soạn bài Thuật Ngữ Văn lớp 9

III. Luyện tập

Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào.

– Lực: Chính là tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác (Vật lý)

– Xâm thực: Được hiểu là quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất, nó do các tác nhân có thể được kể đển như gió, sóng biển, băng hà hay nước chảy… (Địa lý)

– Hiện tượng hóa học: Được hiểu là hiện tượng sinh ra chất mới. (Hóa học)

– Di chỉ: Chính là những dấu vết của người xưa mà đã cư trú và sinh sống (Lịch sử).

– Thụ phấn: Được coi là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với nhị hoa (Sinh học).

– Lưu lượng: Hiểu là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, ở ngay trong một giây đồng hồ (Địa lí).

– Trọng lực: Chính là lực hút của trái đất (Địa lý)

– Khí áp: Được hiểu là sức nén của khí quyển lên bề mặt trái đất (Địa lý)

– Thị tộc phụ hệ: Được xem chính là những dòng họ trong đó người đàn ông lại luôn luôn có quyền hơn người phụ nữ.

– Đường trung trực: Chính là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa đoạn ấy (Toán học).

Câu 2: Đọc đoạn trích sau đây: Nếu được lùm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta lùm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa! (Tố Hữu, Chào xuân 67) Trong đoạn trích này, điểm tựa có đưực dùng như một thuật ngữ Vật lí hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?

“Điểm tựa” mặc dù có nét nghĩa nào đó giống với thuật ngữ cùng tên điểm tựa trong Vật lí (trong vật lí thì điểm tựa được hiểu là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó mà chính lực tác động được truyền tới lực cản; Ta nhận thấy được ở đoạn thơ này, điểm tựa thực sự cũng lại có được ý nghĩa chính là một chỗ dựa tin tưởng, gánh trọng trách) Thế nhưng từ điểm tựa ở đây không được dùng với tư cách là một thuật ngữ Vật lí, mà thuật ngữ này lại được dùng với tư cách là ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo.

Xem thêm:  Bài văn cảm nhận phân tích hình ảnh Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 3: Trong hoá học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong dó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”. Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp dưực dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp dược dùng như một từ thông thường.

a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,… là một hỗn hợp.

b) Dó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

– Nhận thấy được chính từ hỗn hợp trong câu (a) lại được dùng với tư cách thuật ngữ hoá học.

– Từ hỗn hợp trong câu (b) thì cũng lại được dùng như một từ ngữ thông thường.

VD: Trộn lẫn tinh bột nghệ với sữa tươi, pha thêm một chút mật ong cho đến khi được một hỗn hợp dẻo, lúc đó dùng để đắp lên mặt. (ý nghĩa thông thường)

Câu 4: Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.

Căn cứ vào cách xác dịnh của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cú voi, cá heo)?

Cá: chính là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Như vậy, ta có thể nhận xét thấy được ở trong ngôn ngữ thông thường của chúng ta thì từ cá (cá voi, cá heo) đều không mang ý nghĩa chặt chẽ như định nghĩa của sinh học được đưa ra.

Câu 5: Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng vơi vật chất), thuật ngữ thị trường (thị: thây – yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được.

Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Ta nhận thấy được chính một trong những ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ thị trường của Kinh tế học (thị: chợ – yếu tố Hán Việt) còn chính là chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá. Thế nhưng ta hiểu được thuật ngữ thị trường (thị: thấy – yếu tố Hán Việt) của Vật lí dường như cũng lại khác hẳn: đó cũng chỉ là phần không gian mà mắt có thể quan sát được mà thôi.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Nhận xét ta nhận thấy được chính hiện tượng trên là hiện tượng đồng âm khác nghĩa vẫn thấy trong ngôn ngữ. Nó chỉ vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm khi thuộc cùng một lĩnh vực chuyên môn. Thế rồi chính trong những lĩnh vực khoa học, kĩ thuật cũng như ở trong các ngành công nghệ khác nhau, có thể có biết bao nhiêu từ ngữ giống nhau về âm nhưng lại là những thuật ngữ mà trong đó nó chứa được rất nhiều nội hàm khác nhau hoàn toàn.

Hi vọng bài soạn Thuật Ngữ trên cũng đã giúp cho các em học thật tốt bài học. Các trả lời câu hỏi bám sát sách giáo khoa để tiện cho học sinh theo dõi.

Chúc các em học tốt!

Minh Minh

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Check Also

7239 1494911290062 1019 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *