Soạn bài Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ

Soạn bài Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những bài thơ hay và đặc sắc. Nằm trong khung chương trình học lớp 9 và được đánh giá là một bài thơ hay nhưng nếu không học, không chuẩn bị bài, không soạn bài thì sẽ khó lòng mà hiểu được. Hiểu được điều này Giải Văn sẽ mang đến cho các em một bài soạn hay và chính xác nhé!

Soạn bài Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ

Bài làm

Bố cục: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

– Phần 1 (Ở hai khổ thơ đầu): Lời ru của người mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội.

– Phần 2 (Chính hai khổ thơ tiếp theo): Đây chính là lời ru của người mẹ khi đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi.

– Phần 3 (Chính là hai khổ thơ cuối): Là lời ru của người mẹ khi đang chuyển lán, khi đang đạp rừng trong những năm tháng đấu tranh chống Mĩ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chông Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?

Ngay ở trong bài thơ có 3 khúc, ta như cảm nhận được cứ mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Thế rồi cũng kết thúc bằng lời ru của mẹ. Có thể nhận thấy được chính cách lặp đi, lặp lại cách ngắt nhịp như thế tạo âm điệu như vô cùng dìu dắt vấn vương của lời ru, đã vậy lại gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa. Bên cạnh đó thì cứ mỗi khúc hát có sự lặp lại nhưng cũng có sự phát triển. Ta có thể cảm nhận thấy được chính giọng điệu ấy thể hiện một cách đặc sắc và vô cùng tình cảm thiết tha, vô cùng trìu mến của người mẹ giành cho em, mong em lớn khôn và mong muốn cho khỏe mạnh và mai sau này thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.

Xem thêm:  Phân tích yếu tố gây cười trong truyện Tam đại con gà để thấy được ý nghĩa trào phúng của câu chuyện này

Câu 2: Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả ưong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)

Có thể nhận thấy được người mẹ Tà Ôi ru con ngủ, thế nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, công việc của cách mạng. Thế nên hình ảnh mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội và lại còn ru con khi tỉa bắp. Người mẹ ru con ngay cả khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu dân làng và tình yêu nước. Qủa thực, cũng chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà Ôi.

Câu 3: Em hiểu như thố nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì năm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.

Gợi ý phân tích câu thơ thể hiện như sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

Người đọc có thể nhận thấy được cũng chính hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, đồng thời như cũng lại vừa sử dụng phép ẩn dụ mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ để có thể đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài. Còn hình ảnh của “Mặt trời của mẹ” là em. Nhân vật “Em” ở đây cũng chính là một mặt trời của đời mẹ. Em dường như cũng đã mang lại nguồn ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ, đồng thời em cũng chính là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ở ngay trên lưng mẹ. Qủa thực em cũng sẽ luôn luôn cần thiết với cuộc đời mẹ xiết bao nhiêu. Chính hình ảnh khắc họa được tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.

Câu 4: Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cánh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát trien của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.

Thông qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con đó chính là tình yêu đằm thắm lớn lao. Tình mẹ yêu con, luôn luôn mong con khôn lớn trưởng thành, và người mẹ cũng mong con được sống trong hòa bình. Hơn thế nữa cũng chính tình yêu con tha thiết cũng đã lại biến thành lời ru với những ước mơ dịu ngọt.

– Hình ảnh mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn để có thể “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần.

– Người mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn để “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần và thơm ngon.

– Người mẹ cũng đã địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, đồng ý nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, lúc đó thì Bắc Nam sum họp và để cho “Mai sau con lớn làm người tự do”.

>>> Tóm lại ta nhận thấy được tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, đã thế cũng ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.

Soạn bài Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ

Câu 5:

Chính tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, luôn luôn yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước. Chính tình cảm riêng chung đã hòa làm một, thế nên chính những mong ước của mẹ cũng được coi chinh là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước và luôn luôn mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội để có thể phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, hay là cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận. Cũng chính vì độc lập tự do của dân tộc mà người mẹ chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn để lao động hăng say, để cống hiến cho cách mạng.

Xem thêm:  Phân tích những biểu hiện của tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Luyện tập

Câu hỏi (Sách giáo khoa trang 155): Em hãy nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị – Thiên thời chống Mĩ.

Ta có thể nhận thấy được chính yếu tố miêu tả trong bài thơ khiến bức tranh đời sống của người dân ở chiến khu Trị – Thiên ở trong thời chống Mĩ trở nên chân thực hơn. Những người dân họ cũng cứ hăng say lao động, sản xuất để phục vụ cho cuộc chiến đấu. Người mẹ cũng đã vượt qua nhưng gian khổ, vất vả như các công việc giã gạo mẹ nuôi bộ đội. Hình ảnh mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi hay là hình ảnh mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi, trong lhi đó lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ mới thật đẹp làm sao.

>>> Tất cả họ như cũng đã góp phần vào cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, họ cũng cầm súng chiến đấu hết mình

Thông qua bài thơ, học sinh cũng sẽ cảm nhận được tình yêu thương của nười mẹ dành ch con dù vất vả, cho dù gian nan như thế nào đi chăng nữa thì người mẹ cho con tình yêu thương thắm thiết. Hi vọng với bài soạn này sẽ giúp cho các em hiểu bài và học bài tốt hơn.

Minh Minh

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *