Ngay cả trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta, các cuộc chống giặc ngoại xâm thắng lợi thật không khó để bắt gặp. Hầu như tất cả góp nên trang sử chói lọi của đất nước mình. Ấn tượng về cuộc chống ngoại xâm chống Tống thời Lý dẫn đến sự ra đời của một áng văn lưu danh thiên cổ, khẳng định chủ quyền, giành lại tấc đất cho tổ quốc đồng bào vẫn còn in đậm mãi trong tấm trí mỗi người. Đó chính là bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt, một vị tướng anh dũng sáng tác đã như một tiếng nói lên chủ quyền dân tộc đầu tiên của đất nước ta. Trong chương trình ngữ văn 7 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài sông núi nước Nam. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Sông núi nước Nam”. Việc soạn bài là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.
SOẠN BÀI SÔNG NÚI NƯỚC NAM.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Còn chưa rõ tác giả. Sau này có nhiều sách ghi ở Viện bảo tàng Lịch sử ghi là do LÍ Thường Kiệt sáng tác
2. Tác phẩm
- Có nhiều lời đồn về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết:Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. bỗng một đem quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai an hem Trương Hống, Trương Hát – được tôn là thần sông Như Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
II. Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước Nam đọc hiểu chi tiết.
Câu 1 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Căn cứ lời giới thiệt ta khẳng định đây là thể thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm sau:
- Số câu: 4 câu
- Số chữ: mỗi câu 7 chữ
- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1,2,4 đều cân bằng
Câu 2 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Tuyên ngôn Độc lạp là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy
Tuyên ngôn độc lập trong bài Sông núi nước Nam thể hiện: Khẳng định nước Nam là của người nam. Đó là điều tất yếu được ghi tại “thiên thư”. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xua người ta coi trời là đáng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm nên vua họ được gọi là đế, các nước chư hầu gọi là vương. Trong bài thơ tác giả dùng Nam đế để hàm ý sánh ngang đế của các nước Trung Quốc rộng lớn
Câu 3 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Nội dung biểu ý bài thơ:
Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc
- Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất bào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai xâm phạm được => chân lí
- Trong đời sống tinh thần người Việt và Trung. Trời là oanh linh tối cao, sắp đặt và định đoạt tất cả. cương vực lãnh thổ của vua nam, của người nam đã được phân định tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của trời đất
=> tuy bố chủy quyền sự trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam không thể chối cãi
Hai câu cuối: quyết tâm bảo vệ chủ quyền
- Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã làm điều phi nghĩa, làm trái đạo trời.
- Chúng bay sẽ vị đánh tơi bời là lời cảnh cáo với kẻ phi nghĩa, gieo gió ắt gặp bão. Chính điều anyf tạo nên niềm tin phấn khích tướng sĩ xông lên
=> bố cục chặt chẽ như bài nghị luận. Hai câu đầu nêu chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề tính chất và hệ quả chân lí đó.
Câu 4 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý những không vì thế mà khô kahn. Ta có thể thấy sau cái tư tưởng khẳng định chủ quyền ấy là một cảm xúc mãnh liệt bên trọng. Nếu không có tình yêu nước mãnh liệt như vậy làm sao có thể viết ra những câu thơ đầy chí khí như vậy
Câu 5 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ rang, dứt khoắt như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể thấy cảm hứng triết luận của bài thơ thể hiện bằng giọng hào dảng, đanh thép đầy uy lực, chí khí.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 1.
Em sẽ giải thích rằng: nói “nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai vị vua ở hai nước. Quan niệm kẻ thống trị phương Bắc là chỉ có vua họ là thiên tử, mới được xững đế, còn các vua khác chỉ xưng vương. Trong xã hội phong kiến vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng tring quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua
Nguồn Internet