Văn học rất phong phú và đa dạng về thể loại khác nhau để các nhà văn thỏa sức truyền tải và phô diễn tài năng của mình. Trong đó nghị luận là thể loại văn gần gũi và được sử sụng nhiều để phản ánh các hiện tượng đời sống cũng như trong văn chương. Nhưng để người khác hiểu thông suốt những vấn đề ta đề cập và lí giải cắt nghĩa, ngoài các yếu tố như: dẫn chứng, luận điểm luận cứ thì hình thức trình bày cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi tạo dựng một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Trong chương trình ngữ văn lớp 12 các bạn sẽ được học và rèn luyện kĩ năng trong văn nghị luận thông qua bài Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận lớp 12 hay nhất do Tapchivanhoc.com dày công biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé.
SOẠN BÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12
I. Phần mở bài
Câu 1 trang 112 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Mở bài 1
Không phù hợp vì vấn đề được đặt ra là giá trị nghệ thuật của tình huống truyện còn mở bài trên lại đặt ra vấn đề cập đến tác giả và tác phẩm
Mở bài 2
Không phù hợp vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật nhưng người viết nêu cả giá trị về nội dung.
Mở bài 3
Phù hợp vì đã giới thiệu được đúng vấn đề của bài viết
Câu 3 trang 113 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
a, Vấn đề được triển khai trong văn bản
- Văn bản 1: Quyền độc lập, tự do của mỗi con người
- Văn bản 2: Tống biệt hành của Thâm Tâm – một thi phẩm độc đáo và đầy sáng tạo
- Văn bản 3: Sự độc đáo và sâu sắc của Chí Phèo của tác giả Nam Cao
b, Tính hấp dẫn của các mở bài:
Sự hấp dẫn của các văn bản đó là có sự so sánh đối chiếu và liên hệ giữa nhiều đối tượng trong cùng đề tài để giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết
- Mở bài 1: Liên hệ với Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
- Mở bài 2: Liên hệ, đối chiếu Thâm Tâm với Thôi Hiệu, Tống biệt hành với Hoàng Hạc lâu
- Mở bài 3: Liên hệ, đối chiếu với Chí Phèo của Nam Cao với nhiều tác phẩm cùng đề tài vào thời đại khác nhau
Câu 3 trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
- Yếu tố cần thiết trong mở bài:
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên và gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
II Phần kết bài
Câu 1 trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Kết bài 1
Không phù hợp vì mở bài không nêu lên vấn đề chính là nhân vật ông lái đò mà chỉ tổng kết những vấn đề liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà
Kết bài 2
Phù hợp vì đã tổng kết được những vấn đề liên quan đến nhân vật người lái đò
Câu 2 trang 115 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Kết bài 1:
- Tổng kết lại vấn đề, rút ra nhận định từ những điều vừa được đề cập
- “Vì những lẽ trên… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm với đối tượng chủ thể:
- “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Kết bài 2
- Khẳng định giá trị của tác phẩm và nhấn mạnh ấn tượng mà tác phẩm đã tạo ra.
- Kết bài gợi lên tình cảm thích thú, yêu mến đối với tác phẩm
Câu 3 trang 115 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Chọn đáp án C.
Vì đáp án C thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn chỉnh, và nêu lên đánh giá khái quát nhất,gợi lên sự liên tưởng sâu sắc hơn.
III.Luyện tập rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận
Câu 1 trang 116 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Điểm giống nhau của hai mở bài:
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê – Min – Uê
Khác nhau giữa hai mở bài:
Mở bài 1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm mới giới thiệu việc giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Đều sử dụng kiểu câu trần thuật
Mở bài 2
- Đầu tiên dẫn dắt liên tưởng từ bài thơ Biển đêm của V. Huy – gô.
- Tác giả dẫn dắt từ vấn đề bi kịch của con người đến những tư tưởng cao hơn.
- Sử dụng những câu văn mở, để gây ra sự tò mò cho người đọc
Câu 2 trang 116 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Mở bài và kết bài chưa đạt yêu cầu vì những lí do sau:
- Phần mở bài không đáp ứng được các những yêu cầu vì chỉ mở bài trên chỉ giới thiệu về tác giả và tác phẩm mà không có sự đề cập đến vấn đề cần nghị luận chính
- Kết bài không đạt yêu cầu bởi không đánh giá về vấn đề trung tâm của bài viết, lan man sang những chủ đề không liên quan
Để viết lại mở bài và kết bài cần chú ý:
- Mở bài có thể giới thiệu khái quát về tác giả và phong cách sáng tác. Từ đó dẫn dắt đến tác phẩm và giới thiệu hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm.
- Kết bài có thể giữ lại câu thứ nhất của kết bài trên nhưng cần có sự đánh giá khái quát về hình tượng nhân vật
Câu 3 trang 117 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
Viết mở bài và kết bài cho đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Mở bài:
Xuân Quỳnh là một trong những nàng thơ nổi tiếng của trào lưu thơ cách mạng chống Mỹ với nhiều bài thơ hay. Trong đó Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp của bà và khát vọng tình yêu cao đẹp.
Kết bài:
Hình tượng “sóng” là hình tượng trung tâm của cả bài thơ, qua hình tượng ấy Xuân Quỳnh gửi gắm nhiều điều trong đó có khát vọng tình yêu- khát vọng mãi mãi trường tồn
Nguồn Internet