Soạn bài những câu hát than thân

Những câu hát than thân là một trong những bài học rất thú vị nhưng lại vô cùng hóc búa nằm trong khung chương trình văn lớp 6. Để có thể học tốt được bài học này thì các em học sinh cũng cần phải chuẩn bị bài thật tốt bằng việc soạn bài. Hiểu được tầm quan trọng này mà Giải văn hôm nay mang đến cho các em học sinh bài soạn những câu hát than thân chi tiết nhất. Hi vọng bài soạn sẽ giúp ích cho các em tiếp nhận kiến thức mới một cách tốt nhất

Soạn bài những câu hát than thân

Bài làm

Câu hỏi 1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một sô bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Chúng ta đều biết được rằng chính trong ca dao, người nông dân thời xưa thường thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Chính vì thế em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao lại chọn hình ảnh con cò?

Trả lời:

Trong ca dao xưa thì người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình vì hình ảnh con cò thường kiếm ăn nơi đồng ruộng. Chính vì lẽ đó mà nó rất gần gũi với người nông dân. Hơn nữa con cò cũng lại vất vả lặn lội để có thể kiếm sống. Hình ảnh con cò có có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân nên hình ảnh con cò thường được mượn để nói về thân phận khổ hạnh của người nông dân xưa.

Một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò để diễn tả nỗi vất vả của người nông dân:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non.

2, Ngay ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Em cho biết ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Chính cuộc đời vất vả, lận đận của cò ở giữa miền nước non, “lên thác xuống ghềnh” và cũng gặp không biết bao khó khăn trắc trở. Và cũng thật trớ trêu thay biết bao nhiêu cuộc sống lại nhiều ngang trái lại để tấm thân cò nhỏ bé kia gánh vác gầy thêm gầy. Cho dù có cần cù, chắt chiu nhưng số kiếp cò cũng cứ thật đáng thương biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Kể về một tiết học mà em yêu thích nhất

Hình ảnh con cò trong bài ca dao là biểu tượng chính xác và mang lại được một sự xúc động cho chính cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ trước đây. Nằm ngoài nội dung than thân, ta nhận thấy được bài ca dao này còn có nội dung phản kháng và cũng đã tố cáo chế độ phong kiến trước đây. Qủa thực đó chính là một xã hội đầy ngang trái, một xã hội đầy sự áp bức bóc lột mà thân phận người dân thì thật là nhỏ bé, cơ cực đến đáng thương.

Soạn bài những câu hát than thân

3, Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Em hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Nhận thấy được nội dung bài 2 là lời của người lao động dường như cũng đã tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. Thương thay cũng chính là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa đến nghẹn lời.

Trong cụm từ “thương thay” được lặp lại bốn lần trong bài để tạo cho nó sắc thái ý nghĩa có thể nhận thấy được:

– Mỗi lần cụm từ “Thương thay” được lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ. Đồng thời trong đó, cũng là lời than vãn cho chính thân phận mình. Mỗi lần lặp lại là khiến cho nỗi xót thương ấy thêm thấm sáu lận tấm lòng của mỗi người. Việc lặp lại nhiều lần cũng cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức, đắng cay đến nghẹn lời.

4, Em hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2

Chính trong các câu ca dao, các tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật trong đời sống thường ngày như một phương tiện để than thở về mình. Thông qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động nghèo khổ đối với các giống vật, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của các giống vật cả, đây quả thực là một điều đáng thương.

Xem thêm:  Phần 2 Đề 27: Kể về một lỗi lầm (bỏ học, nói dối, không làm bài…)

Trải qua quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực, vất vả thì họ đều bị bòn rút về sức lực chẳng khác gì con tằm chỉ biết nhả tơ cho người. Cứ chăm chỉ, chị thương chịu khó nhưng cứ thiếu ăn. Cuộc sống của người nông dân như cứu lận đận và vô vọng. Hình ảnh những người nông dân thấp cổ, bé họng trong xã hội cũ cứ sống lầm lũi và không có một lẽ công bằng nào soi tỏ. Chính vì lẽ này mà họ luôn tự tan thân, trách phận mình, họ gửi gắm qua những hình ảnh được ẩn dụ vô cùng tài tình. Cùng với đó chính là một lối thơ lục bát mượt mà, mang được một sự ngọt ngào khiến ta thấm thía được biết bao nhiêu nỗi khổ của cha ông ta ngày trước và đã làm nhức nhối trong lòng mỗi người.

5, Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mà được mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Và với những bài ca dao ấy thì lại thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Lấy ví dụ về một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” là:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

– Thân em như giếng giữa đàng,

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Tất cả những bài ca dao thuộc chủ đề than thân và câu ca dao cũng được mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”. Câu ca dao cũng thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ ngay trong xã hội phong kiến. Những nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc và cũng không được quyền tự quyết định về chính cuộc đời mình.

Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

Nhận thấy được tất cả các bài ca dao trên cũng thường giống nhau về mặt nghệ thuật. Các bài ca dao chúng đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em” và đồng thời cũng đều dùng biện pháp so sánh để miêu tả thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.

6, Trong bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Thông qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Đọc bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đó là những câu “Thân em như trái bần trôi”. Có thể nhận thấy được chính trong ca dao Nam Bộ, thì những hình ảnh trái bần cũng như mù u, hay trái sầu riêng thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau đến đắng cay. Khi được lấy các hình ảnh này để so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết như gió dập, chi tiết sóng dồi đã gợi nhắc lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé và nổi trôi. Số phận của họ thật là lênh đênh trong xã hội. Những người phụ nữ là hiện thân của những nỗi đau khổ ngày xưa.

Những hình ảnh, những cách gieo vần,… cũng sẽ là điểm đáng chú ý của những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc của người xưa. Giải văn cũng đã so sánh lấy ví dụ cho các em có thể tiếp cận bài học một cách hoàn hảo nhất, giúp các em học bài dễ thuộc, dễ nhớ, tạo cảm hững thú vị, vui tươi nhất thông qua bài soạn văn hữu ích trên đây.

Chúc các em học tập vui vẻ và hiệu quả!

Minh Nguyệt

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *