Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ lớp 12

Thơ ca luôn là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. và con đường tiếp cận, phát triền và dấn thân vào văn học nghệ thuật, thơ ca cũng chẳng bớt nhọc nhằn hơn bất cứ một lĩnh vực nào là bao. Bởi thế những người nghệ sĩ chân chính từ trước đến nay đều khiễn mỗi chúng ta ngưỡng mộ tài năng vì công sức lao động cho nghệ thuật thật nghiêm túc. Nguyễn Đình Thi cũng vậy, những nghiên cứu, thành quả lao động mà ông để lại cho nền văn học không hề ít trong đó có sự nghiên cứu và tìm hiểu về thơ ca qua bài “Mấy ý nghĩ về thơ”. Qua văn bản lần này chúng ta cũng thêm phần nào hiểu được về thế giới thơ ca qua giọng văn của Nguyễn Đình Thi. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Mấy ý nghĩ về thơ” lớp 12.

SOẠN BÀI MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ LỚP 12

I. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, sinh ra ở Luông Pha Băng. Năm 1931 ông cùng gia đình về nước, hoạt động cách mạng từ năm 1941. Sau 1945. Ông là tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc, ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958 – 1989: làm tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995 làm chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Ông là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, phê bình văn học, sáng tác nhạc, soạn kịch, biên khảo triết học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp đáng ghi nhận.

Xem thêm:  Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

2. Tác phẩm

Tháng  9 – 1949, Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hội nghị đã tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một số quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài “Mấy ý nghĩ về thơ” đăng trên Văn nghệ số 10 – 1949

II. Hướng dẫn soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện tâm hồn con người

Quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người: thơ – con người có tác động qua lại với nhau

  • Ta nói trời hôm nay….muốn làm thơ
  • Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt
  • Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người:

  • Thơ là một thứ nhạc….tình ý
  • Nhịp điệu thơ…sự xúc động
  • Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm

Câu 2 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Bên cạnh việc thể hiện tâm hôn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến:

  • Hình ảnh thơ “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy” ví như “những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe” được thu lượm kết nên một bó sáng
  • Tư tưởng  trong thơ “những tư tưởng trong thơ là tư tướng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, Tư tưởng của nhà thơ năm ngày trong cảm xúc, tình tự”
  • Cảm xúc trong thơ “cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn” “bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với suy nghĩ”.
  • Cái thực trong thơ “là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”
Xem thêm:  Cảm nghĩ về tình mẹ

Câu 3 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Sự khác biệt:

  • Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại
  • Ngô ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn

Qua niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…

=> quan niệm đúng đắn và tiến bộ: ở thời đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả đúng tâm hồn con người.

Câu 4 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

  • Nguyễn Đình Thi trình bày những quan niệm tinh tế,lập luận chặt chẽ, sắc sảo
  • Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận só sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic
  • Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo
  • Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.

Câu 5 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi dẫu đã cách đây hơn nửa thế kur, song vẫn còn nguyên giá trị, vì:

  • Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng
  • Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn nguyên giá trị
  • Qua niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.
Xem thêm:  Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Nguồn Internet

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *