Soạn bài Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy đầy đủ hay nhất

Trong phần tiếng việt, ngoài việc học các bài học về biện pháp tu từ thì chúng ta cũng cần quan tâm đến việc sử dụng các dấu câu. Bởi mỗi dấu câu dù nhỏ nhưng không hề vô ích, vô duyên, vô ý, vô tình mà nó đều được sử dụng có mục đích để phù hơp với việc thực hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn đúng không nào. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Mong rằng, bài soạn này sẽ giúp các bạn tìm được chút gì hay ho nhé, hãy cho mình những ý kiến đóng góp nếu các bạn cảm thấy cần thiết. Cảm ơn các bạn rất nhiều nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn Dấu chẩm lửng, dấu chấm phẩy nhé.

SOẠN BÀI DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY LỚP 7

I, Dấu chấm lửng

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Công dụng của dấu chấm lửng:

a. Ngụ ý liệt kê

 b. Biểu hiện sự ngắt quãng trong lời nói vì quá mệt và hoảng.

c. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một thông tin bất ngờ.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

 Ghi nhớ 1 (SGK – 122)

II, Dấu chấm phẩy

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy. Trong câu này, dấu chấm phẩy dùng để phân tách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Không thay thế được. Vì trong câu này, nếu thay thế bằng dấu phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ, không phân cấp được các nội dung ý nghĩa khác nhau về cấp bậc.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

 Xem Ghi nhớ 2 (SGK – 122)

III, Luyện tập bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Dấu chấm lửng được dùng để:

a. Diễn đạt sự lúng túng, sợ sệt.

b. Diễn đạt sự bỏ dở của câu nói.

 c. Ngụ ý liệt kê còn nữa.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Công dụng dấu chấm phẩy:

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

c. Ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Đoạn văn tham khảo:

Ca Huế đó là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, nó có sự kế thừa dòng nhạc dân gian và cung đình. Toàn bộ nền âm nhạc cung đình Huế đã được sinh thành trên mặt sông Hương, giữa tiếng nước rơi bán âm trên sông, của một mái chèo khuya. Chao ôi nghe cac Huế là phải nghe trên sông Hương, con sông của sử thi ngân vang, con sông quả thực là Kiều rất Kiều mới cảm thấu trọn vẹn âm giai, tình ý, và nỗi lòng mà người nghệ sĩ trao gửi.

Xem thêm:  Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châ

Nguồn Internet

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *