Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca | Làm văn mẫu
Hướng dẫn
Đề bài: Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Thanh Thảo sinh năm 1946 quê ở Quảng Ngãi.
– Ông có những sáng tác rất hay về chiến tranh, thời hậu chiến, ngoài ra còn viết báo và tiểu luận phê bình…
– Các tác phẩm: Những người đi tới biển, Khối vuông ru-bích…
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
– Rút trong tập Khối vuông ru-bích(1985)
– Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, mang màu sắc tượng trưng và siêu thực.
b. Bố cục: 4 phần
– Phần 1 (6 câu đầu): Khắc họa hình ảnh Lor-ca, một người nghệ sĩ tài hoa.
– Phần 2 (12 câu tiếp): Lor-ca bị sát hại và khát vọng cách tân nghệ thuật bị dang dở.
– Phần 3 (4 câu tiếp): Sự xót thương, tiếc nuối
– Phần 4: còn lại: Lor-ca bất tử
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1:
– Những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng, yên ngựa, áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu…
– Mạch cảm xúc chính của bài thơ: sự đau đớn, xót thương, nỗi tiếc nuối khôn nguôi về một tài năng bị vui dập của tác giả.
– Hình ảnh tượng trưng cho nhà thơ Lor-ca: đàn ghi ta, chiếc áo choàng.
– Hình ảnh: đi lang thang về miền đơn độc chính là chỉ cuộc hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca.
Câu 2: Đoạn thơ “Không ai chôn cất tiếng đàn…đáy giếng”:
– Nội dung: niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lor-ca.
– Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.
– Hoán dụ: Không ai chôn cất tiếng đàn
– So sánh: tiếng đàn như cỏ mọc hoang gợi về sự thương cảm về cái chết của Lor-ca.
– Vầng trăng chính là sự hóa thân của tâm hồn nghệ sĩ.
– Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, giống như con người.
– Lor-ca hiện diện song hành cùng tiếng đàn, sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng.
Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn:
– Xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh…
– Thể hiện những cung bậc cảm xúc: vui tươi, tan vỡ khi chia cắt, giai điệu của tình yêu.
– Là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc: cảm xúc mà nhà thơ thiên tài Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn, về cuộc đời bi tráng của Lor-ca, là biểu tượng cho cảm xúc của tác giả.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
– Khắc họa thành công hình tượng Lor-ca, một nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha
– Hình ảnh Lor-ca đơn độc với cuộc đấu giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nghệ thuật già nua.
2. Nghệ thuật:
– Hình thức biểu đạt hiện đại, độc đáo.
– Mạch thơ có sự kết hợp giữa dòng tượng trưng và siêu thực.
– Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
– Giống như một bản giao hưởng có sự hài hòa giữa chất thơ và chất nhạc.
– Hình ảnh tượng trưng độc đáo.
Loan Trương
>>> XEM THÊM:
-
Soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
-
Soạn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
-
Soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy
Theo Tapchivanhoc.com