Biểu cảm là phương thức biểu đjat mà ta đã được quen thuộc trong đó, văn bản biểu cảm là loại văn bản được viết bằng phương thức biểu cảm để bày tỏ cảm xúc về một con người, sự việc, sự vật, vấn đề nào đó. Vậy một văn bản biểu cảm sẽ có những đặc điểm gì, đặc điểm ấy như thế nào? Sau đây là bài Soạn văn: Đặc điểm của văn bản biểu cảm lớp 7 đầy đủ để các bạn tham khảo, bài này nhằm giúp các bạn dễ dàng hơn khi chẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp và tìm hiểu thật kĩ lưỡng về bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm lớp 7. Bài này không hề đơn giản nhưng cũng không hề khó, chỉ cần chút chú ý là có thể nắm bắt dễ dàng. Chúc các bạn thành công!
Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm lớp 7
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm
Câu hỏi 1 trang 86 SGK văn 7 tập 1
a) Bài văn “Tấm gương” biểu đạt thái độ ca ngợi đức tính trung thực đồng thời bày tỏ sự phê phán đối với tính xu nịnh dối trá.
b) Việc đem hình ảnh tấm gương đế ví với người bạn trung thực bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
c) Bố cục của bài văn gồm có 3 phần:
- Phần 1 (Mở bài): Từ đầu đến “trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó”
- Phần 2 (Thân bài): tiếp theo đến … “mà lòng không hổ thẹn”
- Phần 3 (Kết bài): còn lại.
Phần mở bài và kết bài tương ứng với nhau về ý đều khái quát và khẳng định chủ đề văn bản. Phần thân bài tập trung nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn.
d) Tình cảm mà tác giả biểu hiện trong bài vô cùng rõ ràng, chân thực.
Điều này làm cho bài văn tăng thêm sự tin cậy và sức thuyết phục.
Câu hỏi 2 trang 86 SGK văn 7 tập 1
- Đoạn văn biểu hiện tình cảm nhớ mẹ, mong mẹ đến đau đớn của một đứa con vì xa mẹ mà chịu hắt hỉu, ghẻ lạnh đồng thời là sự tủi thân cho thân phận mình.
- Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp thông qua những câu cảm thán liên tiếp với dấu chấm than cuối câu.
II. Luyện tập Đặc điểm của văn bản biểu cảm lớp 7
Câu hỏi trang 87 SGK văn 7 tập 1
a) Bài văn thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế cảm xúc của tuổi học trò trong những ngày hè phải chia li: bối rối, xuyến xao, buồn nhớ, trống trải, xa vắng và nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng nhung nhớ, dỗi hờn.
- Việc miêu tả hoa phượng có vai trò là hình ảnh biểu tượng cho mùa chia lí: khi hoa phượng nở cũng là lúc hè về, lúc học trò phải chia tay.
- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò là bởi trong sự biểu hiện về hoa phượng có hình ảnh của học trò, chúng là “nhân chứng” cho những tình cảm trong sáng tuổi học trò, là người bạn xuyên suốt quãng đời học trò. Trong bài này, tác giả còn hóa thân vào hoa phượng để thay lời muốn nói cho học trò.
b) Mạch ý của bài văn được nối kết bằng hình ảnh hoa phượng:
- Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
- Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
- Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.
c) Bài văn biểu cảm gián tiếp.
Nguồn Internet