“Chơi chữ” có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ với chúng ta. Như chúng ta đã biết, một trong những nét đặc biệt của ngôn ngữ Việt đó là đồng âm khác nghĩa, nói lái, nói vần,.. vì vậy chỉ cần một chút thủ thuật nho nhỏ cũng có thể biến một câu nói có vẻ rất thông thường trở thành một câu nói có ẩn ý sâu sa. Chơi chữ cùng được coi là một nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của người Việt. Không phải ai cũng có tài năng có thể biến những con chữ thành cách chơi của riêng mình. Phải là người thông mình, có tài, hiểu biết mới có thể linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ. Có những câu chuyện về việc chơi chữ của những nhà Nho xưa đã để lại những tiếng cười cùng những bài học châm biếm. Sau đây là bài Soạn Chơi chữ đầy đủ
Soạn bài Chơi chữ đầy đủ
I. Hướng dẫn Soạn Chơi chữ đầy đủ
1. Thế nào là chơi chữ
Câu 1 trang 164 SGK văn 7 tập 1
Nhận xét về nghĩa của các từ “lợi” trong bài văn:
- Từ “lợi” đầu tiền (bà lão dùng) là để chỉ lợi ích.
- Từ “lợi” thứ hai (thầy bói dùng) là một trong những tổ chức quanh răng, bao gồm phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng
Câu 2 trang 164 SGK văn 7 tập 1
- Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.
Câu 3 trang 164 SGK văn 7 tập 1
Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng:
- Gây cười
- Châm biếm, nhắc khéo bà lão tuổi đã cao không nên nghĩ đến việc lấy chồng
2. Các lối chơi chữ
Những lối chơi chữ trong các câu đã cho:
- (1) Dựa vào hiện tượng gần âm: “ranh tướng” và “danh tướng” là những từ gần âm nhưng khác nghĩa. Nếu “danh tướng” là vị tướng giỏi được lưu danh thì ranh tướng lại là kẻ ranh ma quỷ quyệt. Dùng lối chơi chữ này để chế giễu, mỉa mai.
- (2) Cách nói điệp âm: Âm “m” được điệp lại ở tất cả các chữ cái ở hai câu thơ để diễn tả không gian đầy mưa mịt mở.
- (3) Nói lái: “Cá đối” nói lái thành “cối đá”/ “Mèo cái” nói lái thành “mái kèo” để diễn tả sự hẩm hiu của duyên phận
- (4) Dựa vào hiện tượng đồng âm trái khác nghĩa: dùng “Sầu riêng” (danh từ): một loại trái cây ở Nam Bộ để chỉ “Sầu riêng” (tính từ): sự phiền muộn riêng từ của con người.
II. Luyện tập bài Chơi chữ
Câu 1 trang 165 SGK văn 7 tập 1
Ở bài thơ,tác giả đã sử dụng những từ ngữ để chơi chữ:
Dùng từ gần nghĩa:
- liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ đều là những từ mang ý nghĩa chỉ các loại rắn.
Dùng từ ngữ đồng âm khác nghĩa:
- liu điu: tên một loài rắn nhỏ và cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu
- Rắn: chỉ chung các loại rắn và chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu cứng rắn, cứng đầu.
Câu 2 trang 165 SGK văn 7 tập 1
Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.
- Những tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau: thịt, mỡ, dò, nem, chả: đều là thức ăn làm từ thịt.
=> Dùng lối nói chơi chữ.
Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
- Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi nhau: nứa, tre, trúc, hóp: cùng thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.
=> Dùng lối chơi chữ.
Câu 3 trang 166 SGK văn 7 tập 1
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
- Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
- Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
- Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.
Câu 4 trang 166 SGK văn 7 tập 1
Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ sử dụng từ đồng âm khác nghĩa:
- Từ “cam” đầu là danh từ chỉ quả cam
- Từ “cam” thứ hai là xuất phát từ thành ngữ Hán: khổ tận cam lai: hết khổ sẽ sung sướng.
Nguồn Internet