Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 đầy đủ hay nhất

Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều mang lại cho thiên nhiên, con người những xúc cảm hết sức khác biệt. Nếu mùa xuân đem lại sự tươi mới, mùa hạ là những ánh nắng ấm áp, dòng sông, con suối.. như đang sục sôi nhựa sống, mùa đông cả thiên nhiên chìm trong một giấc ngủ dài thì mùa thu mang lại cho người ta sự khoan khoái riêng. Chính vì thế mà mùa thu là đề tài quen thuộc của các nhà văn, nhà thơ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng các bạn soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tập 1 của nhà thơ Đỗ Phủ để cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên trong thơ của ông và tâm trạng của tác giả trước thời cuộc.

SOẠN BÀI CẢM XÚC MÙA THU NGỮ VĂN 10 TẬP 1

I. Tìm hiểu bài thơ Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tập 1

1. Tác giả

  • Đỗ Phủ (712 – 770) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.
  • Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của đất nước, là danh nhân văn hóa thế giới. Thơ của ông hiện tại còn lại khoảng 1500 bài, có nội dung phong phú, sâu sắc. Những bài thơ của ông đều tái hiện bức tranh hiện thực sinh động và sâu sắc.

2. Tác phẩm

  • Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên mùa thu buồn hiu hắt, đồng thời còn là tâm trạng buồn lo của tác giả.

II. Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “thất bại là mẹ thành công”

Bố cục bài thơ

  • Phần 1: Gồm 4 câu thơ đầu
  • Nội dung: Nhà thơ miêu tả cảnh mùa thu
  • Phần 2: 4 câu thơ còn lại
  • Nội dung: Nói về cảm xúc của tác giả khi thấy cảnh mùa thu trên đất khách

Chia bố cục bài thơ như vậy vì: Bốn câu thơ đầu để tả cảnh, bốn câu thơ sau để tả tình. Mỗi phần có tình thống nhất về mặt nội dung và cảm nhận của tác giả.

2. Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau là:

  • Bốn câu thơ đầu: Tác giả bao quát cảnh vật từ xa bao quát lại, từ “rừng phong, ngàn non, lòng sông, mặt đất,…).
  • Bốn câu thơ cuối: Tác giả cảm nhận qua không gian gận kề ngay trước mắt tác giả (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa.

Sở dĩ có sự thay đổi của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).

3. Câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

  • Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau đều dùng để chỉ cảnh mùa thu và cảm nhận mùa thu qua đôi mắt của tác giả, tạo ra tổng thể một bức tranh thiên nhiên trữ tình mà chứa đầy xúc cảm. Bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên khi được tác giả bao quát từ xa, bốn câu thơ sau miêu tả cảnh thiên nhiên ở gần nó tạo ra mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu vào cảnh.
  • Toàn bộ bài thơ đều dùng để miêu tả cảnh và tình của tác giả trước bối cảnh không gian mùa thu. Tuy bốn câu thơ đầu chỉ tả cảnh nhưng chưa đựng nỗi buồn và tâm trạng u uất trong lòng tác giả. Bốn câu thơ sau là tâm sự của tác giả trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Chính vì thế bà thơ mới có nhan đề là Thu hứng.
Xem thêm:  Hãy chỉ ra yếu tố thần kì trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và phân tích tác dụng của chúng

III. Luyện tập bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:

Bản dịch thơ khá đạt và sát nghĩa so với nguyên tác của bài thơ. Nhưng vẫn còn có một số hạn chế như sau: Trong nguyên tác “điêu thương” là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong. Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa, còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.. Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.

2. Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Chữ “lệ” trong câu 5 của bài thơ là một câu thơ nhiều hàm ý. Ta khó có thể nói đây là nước mắt của khóm cúc hay là chính nước mắt của tác giả. Ta có thể nói, nhìn những giọt sương trên hoa cúc mà nhà thơ nghĩ những khóm cúc đang tuôn nước mắt đồng thời nhà thơ lại nhớ đến quê hương. Chính vì thế mà nước mắt cảu nhà thơ cũng thi nhau rơi xuống.

Xem thêm:  Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người lớp 10 hay đầy đủ nhất - Cáo tật thị chúng,

Nguồn Internet

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *