So sánh nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

So sánh nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Hướng dẫn

Hoàng và Độ là 2 nhân vật chính trong truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong tác phẩm này, anh chị hãy so sánh nhân vật Hoàng và Độ trong Đôi mắt.

Bài làm

Nếu đọc Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố,… ta thấy đẫm giọt xót thương trong từng con chữ; thì Nam Cao lại là nhà văn mang phong cách hoàn toàn khác lạ – ngòi bút sắc lạnh nhưng ẩn chứa niềm xót xa vô bờ. Không thuộc vào hàng những kiệt tác của Nam Cao nhưngĐôi mắt vẫn là sáng tác xuất sắc của ông sau cách mạng. Và so với “mặt bằng” truyện ngắn đương thời thì nó vẫn cứ là một cái đỉnh. Có lẽ vì thế mà kể từ độ vừa ra đời cho đến nay bước sang thế kỉ mới rồi nó vẫn cứ gây dư luận. Đặc biệt hai nhân vật Hoàng và Độ chính là hai nhân vật hiện thân cho tư tưởng của Nam Cao về vấn đề “Đôi mắt”.

Hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Hoàng và Độ. Hai người đại diện cho hai cách nhìn về người nông dân. Một người chỉ nhìn thấy cái bề ngoài lố bịch, ngu dốt, đáng khinh và đáng cười của người nông dân. Người kia biết vượt qua được hình thức bên ngoài, nhìn thấy “những nguyên cớ thật đẹp bên trong” của những người dân cày. Nam Cao đã làm nổi bật tư tưởng, thái độ cũng như quan điểm của mình qua sự đối lập cách nhìn của hai nhân vật này về người nông dân.

Có thể nói Hoàng giống như một lớp trí thức chưa chuyển mình theo nhân dân theo kháng chiến. Về lai lịch của Hoàng thì nhà văn giới thiệu ông ta từng là một nhà văn có tên tuổi thuộc lớp đàn anh trong văn giới. Chính vì thế mà Độ cũng rất kính phục tài năng của ông ta. Ông kiêm cho mình cả tài “một tay chợ đen rất tài tình”. Hoàng có một cuộc sống vô cùng tiện nghi, dù nhân dân ngoài kia có khổ sở như thế nào đi chăng nữa thì con chó nhà ông vẫn có thịt bò để ăn. Cuộc sống nhà ông khép kín chẳng quan hệ với ai tránh nhờ vả.

Về ngoại hình của Hoàng cũng rất khác so với tình hình đất nước đang phải trải qua. Biết bao nhiêu con người không có cơm ăn gầy tong teo thế nhưng Hoàng vẫn giữ cho mình thân hình phốp pháp dáng đi khệnh khạng, khuôn mặt thi béo tốt, bộ mặt thì đầy vẻ kịch…Chính ngoại hình ấy đã cho ta thấy được cuộc sống ấm no dư thừa của gia cảnh nhà văn Hoàng.

Qua tất cả những ngoại hình và tính cách lai lịch ấy quả thật ông ta là một người có tài nhưng trưởng giả. Hoàng quen sống trong tiện nghi ích kỉ không thích giúp đỡ người khác chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Chính vì thế mà khi chiến tranh xảy ra ông cắt đứt liên lạc với nhà văn Độ. Không những thế thì khi Độ đến tìm Hoàng còn phải hé cửa nhìn xem ai xong đâu đó mới mở cửa mời khách vào.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về loài hoa em yêu – hoa cúc trắng

Cách nhìn của Hoàng về người nông dân và kháng chiến cũng không có chút thiện cảm nào. Trước hết là với người nông dân, Hoàng chỉ thấy những cái xấu mà không thấy được cái đẹp của họ. Hoàng thấy họ là người tàn nhẫn, thiếu tình người. Không chỉ thế mà người nông dân trong mắt nhà văn ấy còn là những người tò mò tọc mạch. Hễ cứ có chuyện gì là ngày hôm sau cả làng ào ào nói đến, người nông dân chỉ biết buôn chuyện và hóng hớt chuyện nhà khác mà thôi. Đã thế lại còn ngố và nhặng xị nữa. Thái độ bao chùm khi Hoàng nhắc đến những tật xấu của người nông dân là chê bai, dè bỉu, khinh bỉ giễu cợt. Qua đó ta thấy Hoàng tuy là một nhà văn những lại không có cái nhìn đa chiều thấu đáo. Một tâm hồn của nhà văn thì phải biết thương người nhưng riêng chuyện Hoàng cất của ăn mình không giúp đỡ cho đất nước đã là không nên đằng này Hoàng còn nhìn nhận người nông dân ở những thói hư tật xấu của họ. Quả thật nhìn cái sai cái xấu của người khác thì nhanh mà nhìn cái sai của chính mình thì lại không nhận ra.

Không chỉ có cái nhìn sai về nhân dân mà Hoàng còn có cái nhìn sai về kháng chiến cách mạng của ta. Anh tỏ ra coi thường những người cán bộ Đảng xuất thân từ những người nông dân mà ông coi là tọc mạch kia. giễu cợt kháng chiến nghĩ rằng những lời hứa hẹn của kháng chiến chỉ là hứa suông chưa chắc đã làm được. Anh thiểu niềm nin vào quần chúng mà họ lại chính là những người nòng cốt nhất. Hoàng đề cao chủ nghĩa cá nhân. Có lẽ chính vì thế mà Hoàng không tham gia vào hoạt động cách mạng cũng như văn học nghệ thuật để ca ngợi nhân dân và Đảng ta. Anh chỉ biết sống cho riêng anh mà thôi. Cái nhìn ấy là một cái nhìn thiếu khoa học, thiếu biện chứng của anh về cách mạng và người dân. Hoàng chỉ suốt ngày trong nhà không ra khỏi nhà không quan tâm đến ai, không giao tiếp với ai thì lại có thể biết cách mạng ta diễn ra như thế nào mà lại có thể nói ra những lời như thế. Một kẻ chỉ biết chăn ấm đệm êm cho mình, hàng ngày chùm trăn ngủ ngon trước bao nhiêu gian khổ của nhân dân thì biết gì mà nói. Thế mà anh vẫn giữ đôi mắt, cái nhìn ấy nói người nhân dân và cách mạng đầy chua chát.

Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng bằng một nghệ thuật vô cùng độc đáo. Hoàng “được” Nam Cao khắc họa với cái xấu cả nhân hình lẫn nhân tính. Từ vô số những “đôi mắt” ích kỉ, vô tâm ở ngoài đời, Nam Cao đã hệ thống lại mọi bản chất trong cùng một con người, chính vì vậy nên nhân vật Hoàng có giá trị điển hình rất cao. Một con người “bước thong thả từ từ vì người anh quá béo, vừa bước vừa bơi bơi hai cánh tay khềnh khệnh ra hai bên, những khối u ở hai bên nách kềnh ra, tủn mủn vì quá ngắn” phải chăng là biểu tượng của một con người luôn bơi ngược dòng thời đại, luôn là một vật cản đối với xã hội đương thời?

Bên cạnh đó, nhà văn Độ lại có một cái nhìn, một lối sống hoàn toàn khác. Nếu như Hoàng là một người có hình thức, vẻ đẹp đẽ bên ngoài thì Độ trái lại, tấm lòng anh thật khoan dung và đẹp đẽ biết bao, tuy hình thức anh xốc xếch, anh sợ “một vài chú rận có thể rời sơ mi tôi để đi du lịch ra cái chăn bông thoang thoảng nước hoa”. Còn về cuộc sống thì Hoàng thể hiện một cách sống phong lưu của một nhà văn tri thức ở Hà Nội, giữa lúc mọi người đói khổ thì Hoàng có được một “căn nhà rộng rãi, ba gian nhà sạch sẽ, sân gạch, tường hoa, màn tuyn và giường nệm trắng”, còn Độ thì khác hẳn cần phải có “giường nệm trắng” hay là “màn tuyn” cũng ngủ được một cách dễ dàng, anh nói rằng: “Tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng bà máy chạy ầm ầm” quả thật là người bạn “trái ngược nhau cả về hình thức lẫn tính nết”.

Với Độ, người nông dân có nhiều cái kỳ lạ lắm, họ vẫn là một “bí mật”, chưa thể khám phá hết. Độ nhìn thấy những hạn chế của người nông dân: “Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”. Độ đã từng nghi ngờ về “sức mạnh quần chúng”. Nhưng, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Độ đã nhận ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng và làm cách mạng rất hăng hái. “Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”. Độ thấy hành động anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” giống như một con vẹt nhưng anh cũng trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước

Trong khi Hoàng nhìn nhận người nông dân là những kẻ tò mò, hay để ý chuyện của người khác thì Độ nhận thấy trong hành động ấy là tinh thần trách nhiệm cao của những người nông dân vì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với đôi mắt ấy, cái nhìn tin tưởng, trìu mến với người dân nông thôn, Độ đã đi theo kháng chiến, hòa nhập vào cuộc sống của người nông dân, sống, chiến đấu vì dân tộc.

Có thể nói, trong “Đôi mắt”, thông qua nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói của nhân vật, Hoàng và Độ đã hiện ra khá sinh động. Hoàng với cái nhìn phiến diện, một chiều, chỉ nhìn thấy những xấu xa của người nông dân và thấy cuộc sống “chua chát”. Độ thì khác! Độ có cái nhìn đa diện, Độ nhìn ra hai mặt của vấn đề. Độ thấy được cái xấu của người nông dân nhưng anh cũng thấy cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Chính cách nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, một chỗ đứng riêng trước thời cuộc.

Đọc “Đôi mắt”, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đọc “Đôi mắt”, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam sau cách mạng. Quan trọng hơn, đọc “Đôi mắt” ta có thêm một bài học về cách nhìn cuộc sống. Tại sao hiện nay, đất nước đã được độc lập, tự do, đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng lên nhưng không nhiều người trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cản trở chúng ta đến với hạnh phúc hay cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cản trở chúng ta đến với hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người.

Đôi mắt” được Tô Hoài cho là một tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp nhà văn cũ, phải chẳng qua đó “Đôi mắt” Nam Cao muốn nói với người đọc và lớp nhà cũ là: một khi anh muốn đi theo cách mạng, anh làm cách mạng thì phải bỏ cách nhìn và cách sống cũ thì anh mới có thể hòa nhập mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *