Phát biểu cảm về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Đề bài: Phát biểu cảm về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn viết rất nhiều tác phẩm hay và cảm động về đề tài người lính, người dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện cho phong cách văn chương của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Thông qua tác phẩm của mình tác giả muốn tố cáo tội ác của giặc khi gây ra một cuộc chiến tranh phi nghĩa của nước ta. Chúng đã khiến nhiều gia đình cha xa con, vợ phải xa chồng.

Nhân vật bé Thu là một nhân vật vô cùng ấn tượng, thể hiện sự tinh tế của tác giả trong quan sát, thể hiện tình cảm cha con, với những ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc nhất.

Truyện ngắn xoay quanh hai cha con nhà ông Sáu, ông đi công tác tham gia kháng chiến suốt tám năm mới về thăm nhà, lúc ông đi con gái ông bé Thu mới chỉ có vài tháng tuổi. Đến khi ông về nó đã lớn và có cá tính riêng của mình.

Khi ông Sáu được nghỉ phép trở về nhà ông muốn dành thời gian này để bù đắp gây dựng tình cảm với con gái mình bù đắp lại những năm tháng xa cách. Nhưng bé Thu lại nhất định không chịu coi ông Sáu là ba, nó thường né tránh tình cảm của ông, khiến cho ông vô cùng buồn khổ.

Nhân vật bé Thu là một nhân vật vô cùng quan trọng, là trung tâm và linh hồn của tác phẩm “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng khắc họa vô cùng tinh tế, với cá tính gai góc ngang ngạnh nhưng nội tâm vô cùng sâu sắc, thể hiện một người suy nghĩ vô cùng già dặn trước tuổi.

Xem thêm:  Dàn ý bài: Trong truyện ngắn Đời thừa”, nhà văn Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Hãy bình luận ý kiến trên

Nó là đứa trẻ thiếu thốn tình cảm của cha từ lâu, nhưng khi gặp được cha của mình nó lại vô cùng ngỡ ngàng, không chấp nhận đó là sự thật bởi khuôn mặt của ông Sáu xuất hiện nhiều vết sẹo không giống với tấm ảnh mà ba mẹ đã chụp với nhau trong ngày cưới.

Bé Thu cứng đầu nhất định không chịu nhận ông Sáu làm cho bởi trong đầu nó chỉ chứa đựng một hình ảnh người cha duy nhất của mình, ngày nào nào nó cũng nhìn tấm ảnh ba mẹ chụp và mong ước một ngày được gặp cha, được ba che chở ôm ấp cưng nựng như bao nhiêu đứa trẻ khác.

Nhưng chính vết sẹo ấy, vết sẹo đánh dấu những cam go khốc liệt của chiến tranh đã khiến bé Thu không nhận ra ba mình. Suy nghĩ non nớt của nó không hiểu được những hy sinh gian khổ mà ba mình đã phải trải qua khi bảo vệ sự bình yên của mảnh đất quê hương.

Chính vì vậy, trong lúc ông Sáu ở nhà nó không hề tiếp xúc với ba, khi mẹ bảo gọi ba về ăn cơm, nó chỉ ra ngoài sân và nói trống không “Vô ăn cơm”. Trong bữa ăn ông Sáu thương con nên gắp cho con gái miếng trứng cá vô cùng thơm ngon, nhưng con bé lại hất tay ba ra nên làm cho miếng trứng cá rơi xuống đất, ông Sáu bực quá mới đánh cho con vài cái vào mông. Bé Thu không khóc lóc mà nó bỏ bữa bơi thuyền sang bên nhà ngoại và ngủ lại ở đó.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người cha qua 3 tác phẩm: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Nói với con.

Nhưng chính tối hôm đó, trong lúc nằm tâm sự với ngoại bé Thu đã nghe bà kể nhiều chiến công của ông Sáu những vết sẹo trên khuôn mặt ông khiến cho bé Thu vô cùng cảm động. Ba ngày nghỉ phép đã hết ông Sáu phải lên đường tham gia chiến đấu trở lại, giây phút chia xa đã đến chính trong khoảnh khắc ấy, bé thu đã vô cùng đau xót khi ôm chầm lấy ba của mình mà nói rằng “Con không cho ba đi. Ba ở nhà với con” tiếng ba bị kìm nén đã lâu nay vỡ òa ra như thổn thức, trong trái tim non nớt của bé Thu.

Một đứa trẻ thèm khát tình cảm của ba mong muốn gặp ba, được ở bên cạnh ba của mình nhưng khi gặp được nó lại ngây thơ không nhận ra để rồi giây phút chia ly tới nó vô cùng nghẹn ngào phải nói lời từ biệt.

Giây phút bé Thu nhận cha có lẽ là cảnh xúc động nhất của truyện ngắn khiến người đọc vô cùng ấn tượng, nhớ mãi không thể nào quên.

Khi ông Sáu phải lên đường bé Thu có dặn ba hãy mua cho mình một chiếc lược khi ông trở về nhà. Ông Sáu mang theo hình ảnh đứa con gái bé bỏng của mình trong tim đi vào trong những trận đánh, bất kỳ lúc nào rảnh rỗi ông đều ngồi tỉ mỉ khắc tỉa từng chiếc răng lược cho con. Ông muốn chính tay mình sẽ làm tặng cho con gái một chiếc lược xinh xắn nhất.

Ông Sáu nâng niu chiếc lược ngà như nâng niu con gái b é bỏng của mình vậy. Ông hy vọng sẽ có ngày sẽ nhìn thấy con dùng chiếc lược của mình để chải tóc. Nhưng một lần ông Sáu bị thương rất nặng trong trận chiến với giặc, biết mình không thể nào qua khỏi ông Sáu đã lấy chiếc lược ngà gửi cho ông Quang người đồng đội của mình mang về quê hương đưa tận tay cho bé Thu và nhắn lại với con gái rằng “Ba rất yêu con gái”

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác

Sự hy sinh cao cả của ông Sáu cho quê hương cho tổ quốc là một sự hy sinh vô cùng đáng trân trọng, tình cảm của ông Sáu dành cho con gái mình thật sự là một tình cảm phụ tử thiêng liêng không lời nào tả hết được.

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn vô cùng thiêng liêng, ca ngợi tình cảm cha con trong chiến tranh, giản dị nhưng vô cùng sâu sắc đẹp đẽ. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của giặc đã gây ra chiến tranh ở nước ta làm cho người dân của chúng ta phải chịu cảnh nhà tan cửa nát, gia đình ly tán sinh ly tử biệt.

Đông Thảo

Check Also

1586828911 38 cuuheight990 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *