Dàn ý bài: Trong truyện ngắn Đời thừa”, nhà văn Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Hãy bình luận ý kiến trên

Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy bình luận ý kiến trong truyện ngắn “Đời thừa”, nhà văn Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

A, Mở bài:

-Giới thiệu tác giả Nam Cao và đôi nét về tác phẩm “Đời thừa”

-Trích dẫn câu nói “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

B, Thân bài:

-Giải thích câu nói:

+Câu nói đã đặt ra những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương.

+“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho” chính là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đã bị đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn nó khiến người đọc quên ngay sau khi đọc.

Cũng thể hiện quan điểm về văn học Nam Cao cũng đã từng nói sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện. Không thể cẩu thả trong văn chương được. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về nghề, nhà văn quan niệm: “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sảng tạo những cái gì chưa có”.

+Ta rất dễ nhận thấy rằng mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng sẽ không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó không thôi.

>>>Nhà văn phải là những người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống, phát hiện ra những điều sâu sắc từ chính những cái bình thường để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường của con người. Dường như mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới.

-Đây là một yêu cầu về tính chân thật trong sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là sự đi tìm của lạ một cách màu mè, hình thức.

+Đó là một sự sáng tạo mang đậm nét bản sắc của chủ thể nghệ sĩ, mang dấu ấn tinh thần của cá nhân nhà văn từ cách nhìn, cách nghĩ đến cách viết. Và cá tính sáng tạo đã từng được đặt ra như một yêu cầu không thể thiếu của tất cả các sáng tác văn chương.

+Thiếu đi sự sáng tạo sẽ chẳng có nghệ thuật nào cả.

-Nhấn mạnh vai trò khám phá, tìm tòi, phát hiện… đầy thử thách, gian khổ, có khi cần cả đến sự hi sinh của người nghệ sĩ.

+Khám phá cho được sự thật, đào sâu, tìm tòi, khơi được những nguồn chưa ai khơi đã là khó. Những quan niệm nghệ thuật của Nam Cao không chỉ dừng ở đó. Nghệ thuật còn đòi hỏi sáng tạo những gì chưa có nữa. Đây cũng là một quan niệm rất đúng đắn về bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp như Marx cũng từng khẳng định, là sự thể hiện cái thế giới ao ước, khát khao của con người.

+Nhà văn Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao, anh đã cũng có lúc khao khát sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, một tác phẩm mà phải thật đặc sắc và phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, nó phải là “Một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Đó chính là hiện thực của khát vọng, là cái lẽ ra mà Aristote đã nói và bao nhiêu nhà văn đã từng khao khát nhắn gửi trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, mỗi nhà văn có cá tính sáng tạo, sẽ có cách thức thể hiện khác nhau, tùy thuộc vào tài năng bản lĩnh, vốn sống, lí tưởng thẩm mĩ riêng biệt, độc đáo…

>>>Các điều nói trên đều để cho chúng ta thấy quan niệm của Nam Cao không phải hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, ở Nam Cao đó không phải là một nhận thức lí luận được nhập cảng mà là một quan niệm được hình thành từ một cây bút có trách nhiệm, có tài năng, luôn luôn băn khoăn trăn trở về nghề và đã trở thành một ý thức thường trực, thành máu thịt, thành cảm hứng sáng tạo chi phối ngòi bút trong hầu hết các sáng tác của mình.

-Đọc Nam Cao, ta được tiếp nhận một phong cách nghệ thuật thật là độc đáo, mới lạ: cách phát hiện đề tài, xử lí đề tài đến hành văn, giọng điệu, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ… Đến cả cái tên của nhân vật mà ông chọn lựa cũng chẳng giống ai.

-Tuy nhiên câu nói khẳng định trên nói về cái độc đáo của nghệ thuật luôn bộc lộ chủ yếu ở cách thức nhà văn đi sâu, tìm tòi, khám phá và diễn tả cái bề sâu của đời sống hiện thực đầy những bất công.

+Cũng như các nhà văn hiện thực khác, ngòi bút của ông chủ yếu cũng hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ. ông không hề làm ngơ, hờ hững trước chuyện rách áo, đói cơm vốn là một hiện thực phổ biến thời bấy giờ. Nhiều chuyện ông viết về miếng cơm, manh áo thật cảm động, xót xa, có thể làm rơi nước mắt…

+Ít có ngòi bút nào lách sâu đến chỗ tận cùng của xung đột âm thầm mà dữ dội ấy như ngòi bút của Nam Cao. Ông ít miêu tả trực tiếp những xung đột và đấu tranh giai cấp trên bề mặt của đời sống, ông thiên về diễn tả những bi kịnh nội tâm cứ như cắt cứa với biết bao giằng xé, cắn rứt, tủi nhục

+Ít có ai phát hiện, thấu hiểu và diễn tả tinh tế nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần, những vẻ đẹp bên trong của những con người khôn khổ, tội nghiệp… như ngòi bút của Nam Cao đã phám phá và chỉ ra những điều nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao.

+Biệt tài của ông là khả năng khai thác, diễn tả thật cảm động xung quanh những chi tiết tầm thường, vặt vãnh

+Chủ nghĩa nhân văn của Nam Cao rõ ràng sâu sắc hơn các nhà văn cùng thời với ông. Nếu như các nhà văn khác lại thiên về phản ánh nỗi đói khát bần cùng. Nam Cao như “đào sau “ hơn, ông đi sâu hơn vào vấn đề tha hóa, biến chất bởi đói khát, bần cùng, tàn bạo. Không phải chỉ có những nhân vật Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức… mới tha hóa đâu mà còn bao nhiêu kẻ phàm ăn tục uống, đối xử thô bạo, tàn nhẫn với vợ con cũng là những dấu hiệu biến chất, tha hóa. Những kẻ thâu đêm chầu bên canh bạc như những kẻ khát nước để cầu vận may để rồi rơi vào cảnh tan cửa nát nhà cũng đang tuột trên cái dốc của sự tha hóa. Cả những người trí thức có mộng văn chương đẹp như Hộ mà cũng phải cho in nhiều cuốn sách viết vội vàng để rồi người ta đọc và quên ngay sau khi đọc. Đó là một kiểu tha hóa.

+Chỉ ra qui luật của bần cùng, tha hóa vi đói rách nghèo hèn tác phẩm Nam Cao hầu hết đều thấm nhuần một tinh thần nhân văn, nhân đạo. Tác phẩm của ông như một tiếng chuông cảnh tỉnh, góp phần thức tỉnh lương tri.

>>>Sáng tạo làm lên tên tuổi Nam Cao.

C, Kết bài:

Những tìm tòi, phát hiện mới mẻ và sáng tạo của Nam Cao đã đưa ông lên vị trí hàng đầu troncác cây bút văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Có thể nói sự nghiệp sáng tác của ông là một chứng minh hùng hồn cho quan điểm nghệ thuật đúng đắn và tiến bộ mà ông đã nêu ra trong nhiều tác phẩm.

    Check Also

    myhuyen 1 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *