Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Pháp. Là người nghệ sĩ, chiến sĩ từng bước ra từ khói lửa của cuộc chiến tranh nên khi cầm bút Quang Dũng viết bằng chính những trải nghiệm, bằng những tình cảm chân thành nhất. Tây Tiến là bài thơ kết tinh từ những trải nghiệm và hồn thơ tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng chia tay với binh đoàn Tây Tiến chuyển đơn vị công tác. Do đó Tây Tiến chính là viết về những trải nghiệm của Quang Dũng trong thời gian cùng sống, cùng chiến đấu với đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến.

phan tich y nghia nhan de bai tho tay tien cua quang dung - Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập vào mùa xuân năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch. Lực lượng chủ yếu của binh đoàn Tây Tiến là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. Địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc” nhưng dẫu trải qua bao khó khăn họ vẫn cùng nhau chiến đấu đầy kiên cường. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Năm 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị công tác, trong nỗi nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng đã viết lên những trải nghiệm, cảm xúc của mình qua bài thơ Tây Tiến.

Xem thêm:  Dàn ý cho đề: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân

Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Bài thơ ban đầu có nhan đề “Nhớ Tây Tiến”, với nhan đề này Quang Dũng đã hướng người đọc đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm,đó là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, về những người Đồng đội, tuy nhiên hạn chế của nhan đề này là chưa làm nổi bật được hình tượng trung tâm của tác phẩm. Mặt khác, nhan đề “Nhớ Tây Tiến” xuất hiện trong giai đoạn cả nước lên đường đấu tranh bị đánh giá là ủy mị, yếu đuối, không phù hợp với bước hành quân oai phong, dũng khí ngút trời của người lính Tây Tiến. Sau đó Quang Dũng đã lược đi từ “nhớ” làm cho nhan đề ngắn gọn, cô đọng và thể hiện trọn vẹn được nội dung của tác phẩm.

Hai tiếng “Tây Tiến” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa.

Nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tư tưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc  khám phá theo những dấu chân người lính Tây Tiến để thấy được những tư tưởng, nội dung cụ thể của bài thơ ấy.

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *