Phân tích vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch

Phân tích vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch

Hướng dẫn

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng người Trung Quốc,ông được mệnh danh là thi tiên với tài năng bậc thầy và những đóng góp to lớn cho nền văn học Trung Quốc. Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Lí Bạch. Em hãy phân tích vẻ đẹp của thác núi Lư qua hồn thơ tiên Lí Bạch.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, vẻ đẹp của thác núi Lư: Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường của Trung Quốc, thơ của ông nổi tiếng với phong cách thơ phóng khoáng, tự do và lãng mạn. Đặc biệt thiên nhiên trong thơ của ông mang một vẻ đẹp vô cùng khoáng đạt, kì vĩ và tráng lệ

2. Thân bài

  • Vẻ đẹp núi Lư trước cái nhìn của nhà thơ: Vào một ngày nắng rọi, mặt trời phản chiếu vào núi Lư sinh ra làn khói màu tía bay huyền ảo, thơ mộng và suy tư.
  • Hình ảnh thác nước núi Lư hiện ra: Đứng từ xa quan sát, thác nước như một dải lụa trắng xóa mềm mại treo lơ lửng giữa mây trời và núi đá. Nước chảy xuống từ trên cao chảy xiết được ánh nắng mặt trời chiếu vào khiến nó trở nên rực sáng và trắng xóa
  • Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ và nguy hiểm của thác núi Lư: Tuy nhiên hình ảnh thác nước chảy xuống lại vô cùng tráng lệ và hùng vĩ, ngọn thác từ nơi cao vút chảy xuống ầm ầm trên sườn núi dựng đứng
  • Vẻ đẹp thơ mộng như tiên cảnh của núi Lư qua trí tưởng tượng của nhà thơ: Trước cảnh đẹp của thác nước, nhà thơ như đang đắm chìm giữa thực và ảo, giữa tỉnh và mơ, giữa nơi trần gian với chốn tiên cảnh. Cảnh đẹp đã làm cho nhà thơ liên tưởng tới dòng sông Ngân Hà trong thần thoại
Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩmPhò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp của thác núi Lư qua hồn thơ tiên Lí Bạch: Bằng bút pháp điêu luyện kết hợp với hồn thơ lãng mạn bay bổng, say đắm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cảnh thác núi Lư tuyệt đẹp, vẻ đẹp trường tồn mãi với thời gian.

Bài viết liên quan đến bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

>>Giới thiệu về tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư của tác giả Lí Bạch

>>Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

>>Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên hùng vĩ được tái hiện trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

>>Cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của tác giả Lí Bạch

II. Bài tham khảo cho đề phân tích vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường của Trung Quốc, thơ của ông nổi tiếng với phong cách thơ phóng khoáng, tự do và lãng mạn. Đặc biệt thiên nhiên trong thơ của ông mang một vẻ đẹp vô cùng khoáng đạt, kì vĩ và tráng lệ. Tiêu biểu trong số các tác phẩm thơ về thiên nhiên là bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”. Vẻ đẹp của thác núi Lư qua hồn thơ của Lý Bạch là một vẻ đẹp tiên cảnh.

Ngay ở nhan đề bài thơ, tác giả đã chỉ rõ tầm ngắm của mình trước cảnh thác núi Lư, đó là một vị trí nhìn ở xa. Tác giả chọn vị trí này là vô cùng hợp lí, bởi chỉ có đứng ở xa ta mới có thể nhìn bao quát toàn bộ cảnh thác, khi đó cảnh thác hiện ra thật hùng vĩ và hoành tráng, mĩ lệ, vừa thực vừa ảo lại vừa lung linh, kì diệu.

Xem thêm:  Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”

Núi Lư hay chính là núi Hương Lô là một ngọn núi cao, quanh năm bao phủ bởi mây mù, tác giả đã ví ngọn núi như một chiếc lư hương giữa trời. Vào một ngày nắng rọi, mặt trời phản chiếu vào núi Lư sinh ra làn khói màu tía bay huyền ảo, thơ mộng và suy tư. Hình ảnh thác nước được hiện ra ở câu thơ thứ hai:

“Xa trông dòng thác trước sông này”

Đứng từ xa quan sát, thác nước như một dải lụa trắng xóa mềm mại treo lơ lửng giữa mây trời và núi đá. Nước chảy xuống từ trên cao chảy xiết được ánh nắng mặt trời chiếu vào khiến nó trở nên rực sáng và trắng xóa. Trong bản dịch thơ đã mất đi từ “quải” điều đó làm cho câu thơ vơi đi phần nào vẻ đẹp kì vĩ và lung linh của thác nước.

“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”

Câu thơ với những thanh bằng – bằng, trắc – trắc, khiến cho người đọc cảm thấy như dòng thác nước đang lướt một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên hình ảnh thác nước chảy xuống lại vô cùng tráng lệ và hùng vĩ, ngọn thác từ nơi cao vút chảy xuống ầm ầm trên sườn núi dựng đứng. Ba nghìn thước là một lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy rất chân thực và sống động, từ trên cao, nước đổ xuống, bọt nước bắn lên tạo nên màn sương mờ ảo và âm thanh của tiếng nước ào ạt tạo thành một bức tranh huyễn hoặc.

Xem thêm:  Bình luận giải thích lời dạy của Bác Học tập tốt, lao động tốt

“Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”

Trước cảnh đẹp của thác nước, nhà thơ như đang đắm chìm giữa thực và ảo, giữa tỉnh và mơ, giữa nơi trần gian với chốn tiên cảnh. Cảnh đẹp đã làm cho nhà thơ liên tưởng tới dòng sông Ngân Hà trong thần thoại, dải Ngân Hà tuột khỏi mây là hình ảnh không có thật nhưng tác giả vẫn muốn tin là thật. Đây có thể coi là cảnh đẹp nhất của bài thơ, nó đúc kết trí tưởng tượng tuyệt vời va ngôn ngữ thơ ca cao siêu của nhà thơ. Dưới ngòi bút của Lý Bạch, cảnh thác núi Lư đã trở thành cảnh đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh.

Quả thật, trong con mắt của một thi nhân như Lý Bạch, cảnh vật được nâng tầm khoáng đạt và đẹp đẽ biết bao. Bằng bút pháp điêu luyện kết hợp với hồn thơ lãng mạn bay bổng, say đắm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cảnh thác núi Lư tuyệt đẹp, vẻ đẹp trường tồn mãi với thời gian.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *