Phân Tích Truyện Cây Khế

Đề bài: Phân Tích Truyện Cây Khế

Bài Làm

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam quả thật là vô cùng phong phú,. Mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc và có tính giáo dục rất lớn cho thế hệ học sinh. “Cây khế” là một trong những câu chuyện như vậy.

Khai thác một đề tài không mới trong cổ tích, nói về người em thứ trong gia đình, nhưng Cây khế mang đến một câu chuyện riêng với ý nghĩa răn dạy đáng học hỏi.

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy?

Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.

Xem thêm:  Tả ngôi trường THCS nơi em đang theo học

Ông trời không phụ lòng người quả không sai, đến mùa quả chín, cây khế trước nhà sai trĩu quả, như là thành quả cho công lao của hai vợ chồng đã chăm chỉ sớm hôm. Thế nhưng, bỗng đâu một con đại bàng to lớn từ đâu bay đến, xà xuống cây ăn lấy ăn để. Hai vợ chồng lo sợ và bất lực chỉ biết cầu xin chim đừng ăn nữa. Nhưng con đại bàng to lớn kia vẫn ăn không ngừng, trước khi bay đi, nó nói lại một câu răng: “ ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện để cho người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đó cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vợ chồng người anh khi thấy em mình đang nghèo rớt bỗng nay lại mua đất làm nhà, rồi mua ruộng làm ăn thì lấy làm ngạc nhiên và lân ra sang nhà hỏi dò vì sao lại có nhiều tiền như vậy. Vợ chồng người em thật thà kể lại câu chuyện được đại bàng trả ơn thì anh ta liền đưa ra ý kiến muốn chuyển về ở dưới ngôi nhà lá cạnh cây khế. Được sự đồng ý của hai vợ chồng người em, vợ chồng người anh đã nhanh chóng dọn nhà đến ở trong ngôi nhà lá lụp xụp. Mục đích của anh ta đơn giản là mong muốn khi lần sau chim đến ăn khế thì sẽ được trả ơn. Sự tham lam và quỷ quyệt của người anh được bộc lộ từng cấp độ tình huống truyện. Khi thì không cho ngươi em bất cứ thứ tài sản gì đáng giá, nay nghe tin em được chim thần trả ơn thì lại muốn chiếm lấy “cây khế tạo vàng”.

Xem thêm:  Hãy kể lại việc tốt mà em đã làm.

Cuối cùng thì anh ta cũng được trả công, chim thần cũng đưa anh ta ra đảo vàng thế nhưng bản tính tham lam chưa bao giờ có thể thay đổi, thay vì may chiếc túi ba gang như chim thần dặn anh ta đã may chiếc túi tới 12 gang và nhặt vàng chất đầy chiếc túi ấy. Nhưng lượng vàng quá nặng khiến chim thần không đủ sức chở vào bờ, đại bàng đã bảo anh ta bỏ bớt vàng xuống biển nhưng lòng tham không cho anh ta làm vậy. Cuối cùng, đại bàng nghiêng mình, khiến người anh trai cùng túi vàng của anh ta rơi xuống biển.

Đáng đời kẻ tham lam, phải mất mạng chỉ vì quá tham vàng. Nếu anh ta chỉ may chiếc túi ba gang thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng. Thế nhưng tâm tính con người đâu dễ gì thay đổi. Đó là cái giá mà người anh phải trả sau những gì đã làm với người em và trả giá cho bản tính tham lam của mình.

Cây khế với một kết thúc có hậu dành cho người chính nghĩa chăm chỉ lương thiện, và kẻ tham lam sảo quyệt đã phải lãnh hậu quả. Đó là bài học về cách làm người mà thế hệ cha ông gửi gắm qua từng câu chữ. Hãy cứ chăm chỉ lương thiện, sống đúng với những giá trị nên có rồi sẽ có ngày thu được quả ngọt, còn những kẻ chỉ biết đến bản thân mình, gian manh tham lam thì cuối cùng cũng mất tất cả và phải chịu quả báo.

Check Also

hoaphuong 10 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *