Phân tích tình huống nghịch lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tình huống nghịch lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn

Có ý kiến cho rằng góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là việc xây dựng được tình huống nghịch lí, mâu thuẫn. Anh chị hãy phân tích tình huống nghịch lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận định này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tình huống nghịch lí trong Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Thông qua những tình huống nghịch lí trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bao thông điệp về cuộc đời, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

2. Thân bài

– Khi đang say mê chụp lại những khoảnh khắc có một không hai thì nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã ngỡ ngàng chứng kiến cảnh người đàn ông cao lớn, thô lỗ liên tục dùng thắt lưng đánh vào người đàn bà tội nghiệp.

– Trước hành động bạo tàn cùng những lời nói tàn nhẫn, người đàn bà không hề phản kháng cũng không bỏ trốn mà cam chịu một cách đáng thương.

– Nghịch lí mà Phùng phát hiện cũng chính là nghịch cảnh giữa nghệ thuật với cuộc đời thực của con người.

–> Đó là nghịch cảnh giữa bức tranh cảnh biển tuyệt bích đầy lãng mạn với cuộc sống thực đầy đau khổ, bi kịch của gia đình người đàn bà hàng chài.

– Từ phát hiện này, nhiếp ảnh gia Phùng đã bưng tỉnh và nhận thức đầy đắng cay về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

– Tại tòa án tỉnh, một lần nữa Phùng chứng kiến một nghịch lí mà mình không hề ngờ đến.

–> Trước sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu, người đàn bà đã quỳ lạy và cầu xin để không bắt mình bỏ chồng

– Trước những lời giải thích của người đàn bà, Phùng đã nhận ra chân lí trong những góc khuất của cuộc đời mà nếu nhìn từ bên ngoài không thể nào nhận thức rõ ràng được.

Xem thêm:  Em hãy nêu cảm nghĩ về ngày khai trường đầu tiên

– Vì cuộc sống quá khổ mà người đàn ông sinh bạo tàn, đánh vợ là cách thức hắn ta trút bỏ mọi áp lực, khó khăn của cuộc sống.

– Từ nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, Phùng và Đẩu đã “vỡ ra trong đầu” nhiều điều mới mẻ về nhân tình thế thái, về cuộc sống thực tế của con người.

3. Kết bài

Thông qua hai nghịch lí trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với hiện thực của đời sống.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nghịch lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, các tác phẩm của ông thường thể hiện nỗi trăn trở, băn khoăn về cuộc đời, con người, qua mỗi hiện tượng, vấn đề đều gợi cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn như vậy. Thông qua những tình huống nghịch lí, tác giả Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bao thông điệp về cuộc đời, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Có thể nói một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là nhờ xây dựng tình huống mang tính nghịch lí đầy đặc sắc. Trong khung cảnh cảnh biển sáng sớm như bức họa cổ lại xuất hiện cảnh bạo lực gia đình. Khi đang say mê chụp lại những khoảnh khắc có một không hai thì nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã ngỡ ngàng chứng kiến cảnh người đàn ông cao lớn, thô lỗ liên tục dùng thắt lưng đánh vào người đàn bà tội nghiệp. Lão ta vừa đánh vừa chửi rủa những lời tàn nhẫn “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Trước hành động bạo tàn cùng những lời nói tàn nhẫn, người đàn bà không hề phản kháng cũng không bỏ trốn mà cam chịu một cách đáng thương.

Xem thêm:  Bạn Trần Công Chính bị sốt cao, em hãy giúp bạn viết đơn xin nghỉ học theo mẫu đã cho

Có thể nói, nghịch lí mà Phùng phát hiện cũng chính là nghịch cảnh giữa nghệ thuật với cuộc đời thực của con người. Đó là nghịch cảnh giữa bức tranh cảnh biển tuyệt bích đầy lãng mạn với cuộc sống thực đầy đau khổ, bi kịch của gia đình người đàn bà hàng chài. Từ phát hiện này, nhiếp ảnh gia Phùng đã bưng tỉnh và nhận thức đầy đắng cay về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Sau khi chứng kiến cuộc sống như địa ngục của người đàn bà hàng chài, Phùng đã không về thành phố ngay dù đã hoàn thành xong bộ ảnh lịch mà quyết định ở lại một vài ngày để cùng với chánh án Đẩu giúp đỡ người đàn bà li dị với chồng. Tuy nhiên, tại tòa án tỉnh, một lần nữa Phùng chứng kiến một nghịch lí mà mình không hề ngờ đến.

Sống một cuộc sống như địa ngục cùng người chồng vũ phu, bạo tàn “ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.Cả nước không có một người chồng nào như hắn” nhưng khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ li dị chồng thì người đàn bà ấy lại có phản ứng trái ngước. Trước sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu, người đàn bà đã quỳ lạy và cầu xin để không bắt mình bỏ chồng “ Con lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó”.

Trước lời cầu xin của người đàn bà, lúc đầu Phùng cảm thấy bất bình và không sao hiểu được nhưng trước những lời giải thích của người đàn bà, Phùng đã nhận ra chân lí trong những góc khuất của cuộc đời mà nếu nhìn từ bên ngoài không thể nào nhận thức rõ ràng được. Người đàn ông vốn là người hiền lành, giàu tình thương, hắn ta đã từng cưu mang người đàn bà hàng chài trong lúc khó khăn nhất. Theo lời giải thích của người đàn bà, chỉ vì cuộc sống quá khổ mà người đàn ông sinh bạo tàn, đánh vợ là cách thức hắn ta trút bỏ mọi áp lực, khó khăn của cuộc sống.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Như vậy, người đàn ông đánh vợ không phải do bản chất độc ác mà do quá khổ. Theo lời người đàn bà, cuộc sống trên biển cần bàn tay chèo lái của người đàn ông khi biển có phong ba, bão táp “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Sống trong cuộc sống đau khổ, đọa đầy đó nhưng cũng có lúc người đàn bà cảm thấy hạnh phúc, đó là khi các con được ăn no. Từ nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, Phùng và Đẩu đã “vỡ ra trong đầu” nhiều điều mới mẻ về nhân tình thế thái, về cuộc sống thực tế của con người.

Thông qua hai nghịch lí trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với hiện thực của đời sống. Bản chất của đời sống vốn phức tạp và nhiều góc khuất, nếu không nhìn sâu vào từng vấn đề, hiện tượng thì sẽ không nhận thức toàn diện về cuộc sống, cũng như cái nhìn của “chiếc thuyền ngoài xa”.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dac lak noi t91 4951610 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *