Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh Buồn trông

Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh Buồn trông

Hướng dẫn

Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã tái hiện đầy sinh động tâm trạng cô đơn, quẩn quanh bế tắc của nàng Kiều khi phải sống ở lầu Ngưng Bích, bức tranh tâm trạng của nàng Kiều được thể hiện rõ nhất qua bốn bức tranh “buồn trông” gần cuối đoạn trích. Vận dụng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh “buồn trông”.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tâm trạng nàng Kiều qua bức tranh “buồn trông”

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích, dẫn dắt vào bốn bức tranh “Buồn trông”: Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ nói về tâm trạng của Kiều bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất thành công và đặc sắc

2. Thân bài

  • Thúy Kiều buồn vì nhớ quê hương, gia đình, khao khát sum vầy: nàng trông về “cửa bể” lúc “chiều hôm” khi ấy chỉ còn những ánh sáng thoi thóp nơi cuối mặt nước, một không gian mênh mông chỉ có một chiếc thuyền
  • Thúy Kiều buồn về số phận bẽ bàng, long đong, trôi nổi vô định giữa dòng đời: Kiều chính là ngọn nước mới sa từ trên thác xuống và là những bông hoa đang trôi lững lờ giữa dòng đời
  • Thúy Kiều buồn khi sống trong cảnh nhàm chán, vô vị, tâm hồn héo úa: Đó là màu xanh nhợt nhạt, xa xôi gợi sự nhàm chán, ngao ngán và vô vị, đơn điệu và của chốn lầu Ngưng Bích
  • Thúy Kiều dự cảm về những sóng gió trong cuộc đời của mình: Gió biển hun hút cuốn và mặt duềnh, gió cuốn ào ào làm cho mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu, sóng vỗ “ầm ầm”
Xem thêm:  Phân tích bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

3. Kết bài

Ý nghĩa bốn bức tranh “Buồn trông”: Bốn bức tranh “Buồn trông” của Nguyễn Du đã thực sự hòa hợp một cách hoàn hảo với hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều.

Bài liên quan tác phẩm Truyện Kiều:

>>Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>>Trình bày cảm nhận của em về nỗi bất hạnh của Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

>>Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du – Văn mẫu lớp 9 chọn lọc

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

>>Giới thiệu về đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tâm trạng nàng Kiều qua bốn bức tranh “buồn trông”

Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ nói về tâm trạng của Kiều bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất thành công và đặc sắc. Đặc biệt tâm trạng nàng Kiều được ngưng đọng trong tám câu thơ cuối cùng, trong bốn bức tranh “Buồn trông”.

Tám câu thơ cuối đoạn trích là một bức tranh tả cảnh nhưng thực sự lạ là tình, mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng con người:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm…

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Điệp từ “Buồn trông” được đặt ở vị trí đầu tiên trong bốn bức tranh đã nói lên nỗi buồn có sẵn trong lòng của nàng Kiều, nàng vừa ngắm vừa buồn, càng ngắm lại càng thêm buồn. Bức tranh thứ nhất, nàng trông về “cửa bể” lúc “chiều hôm” khi ấy chỉ còn những ánh sáng thoi thóp nơi cuối mặt nước, một không gian mênh mông chỉ có một chiếc thuyền, nàng nhìn thấy “cánh buồm xa xa” tạo nên một cảnh huyền ản, mơ hồ, gợi nhớ tới quê hương và gia đình, khát khao được sum vầy. Ở bức tranh thứ hai, hình ảnh “ngọn nước mới sa” và “hoa trôi man mác” chẳng khác gì cuộc đời của Kiều. Ngọn nước từ dòng suối êm đềm tự dưng lại dội từ trên cao chảy xuống, trào sôi và cuồn xoáy, đục ngầu những cát bùn. Những cánh hoa mỏng manh rơi xuống dòng nước cứ thế bập bềnh trôi đi, bị đưa đi đẩy lại một cách lặng lẽ, không biết được điểm đến là đâu. Kiều chính là ngọn nước mới sa từ trên thác xuống và là những bông hoa đang trôi lững lờ giữa dòng đời.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Bức tranh thứ ba cho thấy tâm trạng Kiều trở về với nơi mà nàng đang bị giam lỏng. “Nội cỏ rầu rầu” là hình ảnh của sự héo úa, tàn lụi, chẳng có chút gì là sự sống. Hình ảnh “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” thực ra không gợi màu xanh sức sống mà là đặc tả không gian mênh mông phẳng lặng chẳng có gì ngoài cỏ xanh. Đó là màu xanh nhợt nhạt, xa xôi gợi sự nhàm chán, ngao ngán và vô vị, đơn điệu và của chốn lầu Ngưng Bích. Rồi từ những cảnh buồn trong tâm trạng ấy của Kiều, nỗi buồn thực sự trào dâng lên đến tột độ trong bức tranh cuối cùng.

Gió biển hun hút cuốn và mặt duềnh, gió cuốn ào ào làm cho mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu, sóng vỗ “ầm ầm”. Tiếng sóng như những tiếng gào thét cuồng nộ xô dập vào nhau, lớp sóng cứ liên tiếp nối nhau, liên tục và bất tận. Ở bức tranh này con người đã nhập vào ngoại cảnh, nỗi buồn đã tới cao trào, Kiều cảm nhận tiếng sóng ầm ầm kia đang kêu ở ngay dưới chân mình, đó là những sóng gió đau khổ đang muốn vùi dập và nhấn chìm nàng. Đó là một điều dự cảm cho một cuộc đời đầy sóng gió và đau thương của cuộc đời Kiều.

Bốn bức tranh “Buồn trông” của Nguyễn Du đã thực sự hòa hợp một cách hoàn hảo với hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều. Điều đó cho thấy nhà thơ là một người rất tinh tế, sâu sắc về tình người, biết cảm thông và chia sẻ những đau khổ bất hạnh của nhân vật.

Xem thêm:  Phân tích nội dung chính của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

gai xinh di hoc dep 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *