Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn đã chịu nhiều đau đớn và bất hạnh.

Ca dao là một bộ phận quan trọng trong văn học dân gian, đó là phần lời của những bài hát dân ca.

2. Thân bài

Lời than thân nghe mà chứa chan nước mắt, như sợi dây vô hình nào đó đã quấn chặt lấy người phụ nữ, tạo nên sự đau đớn và tuyệt vọng:

‘’Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai’’.

Lời than thân nghe mà chứa chan nước mắt, như sợi dây vô hình nào đó đã quấn chặt lấy người phụ nữ, tạo nên sự đau đớn và tuyệt vọng:

‘’Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai’’.

Lời than thở của một cô gái lấy chồng khi còn quá trẻ:

‘’Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn’’

Tác giả dân gian đã sử dụng phép ẩn dụ’’bướm’’ để chỉ người con trai,’’mù u’’là cô gái trẻ.

Những khao khát mãnh liệt trong tình yêu và sự ngăn cản của cuộc đời:

‘’Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ  mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan."

 Đây là lời tâm sự của cô gái với chàng trai, người mà cô yêu thương.

Hình ảnh’’con cò’’ có lẽ đã quá quen thuộc với tác giả dân gian, hình ảnh gắn với những nỗi khổ cực, những lam lũ vất vả của người nông dân. Tác giả dân gian kể về tình cảnh của con cò

‘’Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Con cò đi ăn đêm, lộn cổ xuống ao. Thể hiện sự vất vả, đáng thương trong cuộc mưu sinh và gợi niềm cảm thông.

3. Kết bài

Họ khổ quá, họ phải cất lên tiếng than như sự giãi bày với hậu thế.

Một thoáng chốc tâm trạng như thế đã được neo lại bởi nghệ thuật ngôn từ để rồi gieo lại bao cảm xúc

phan tich than phan nguoi phu nu xua - Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

Bài làm mẫu

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn đã chịu nhiều đau đớn và bất hạnh. Đó là cô Kiều gian truân, ngậm những giọt đắng giọt cay của cuộc đời, số phận hồng nhan mà bạc mệnh. Và còn rất nhiều thân phận người phụ nữ nữa. Dường như tất cả trở nên quá đỗi bình thường và quen thuộc trong xã hội ấy. Tất cả những đau thương ấy được họ gửi gắm vào trong ca dao. Vậy ca dao là gì? Ca dao là một bộ phận quan trọng trong văn học dân gian, đó là phần lời của những bài hát dân ca. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người dân trong xã hội cũ. Nội dung ca dao biểu lộ đời sống tâm tư của nhân dân lao động trong các lĩnh vực cuộc sống. Những lời than thân, những tiếng nói yêu thương tình nghĩa chiếm một số lượng đáng kể và có giá trị trong kho tàng ca dao cổ. Ca dao rất ngắn ngọn và hàm súc, ngôn ngữ giản dị.

Xem thêm:  Hạnh phúc là đấu tranh (C.Mác)

Lời than thân nghe mà chứa chan nước mắt, như sợi dây vô hình nào đó đã quấn chặt lấy người phụ nữ, tạo nên sự đau đớn và tuyệt vọng:

‘’Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai’’.

Nếu trong thơ của Tú Xương sử dụng hình ảnh thân cò để nói về những khó khăn, gian truân vất vả của người vợ nói riêng và người phụ nữ Việt nói chung:

‘’Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông’’

Thì trong ca dao dùng hình ảnh’’tấm lụa đào’’ thật nhẹ nhàng như chính tâm hồn, phẩm chất người phụ nữ. Gợi một cảm giác rất nhẹ nhàng và thanh thoát nhưng ẩn trong đó là nỗi niềm nặng trĩu.

‘’Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai’’

‘’Tấm lụa đào’’ thanh thoát ấy lại’’phất phơ giữa chợ’’.Một cảm giác thật nghịch lí.’’Phất phơ’’gợi cảm giác vô định không biết đi đâu về đâu, giống như cảnh’’hoa trôi man mác biết là về đâu’’.Một số phận bị định đoạt không thể làm chủ được cuộc đời của mình, để rồi tự hỏi rằng’’biết vào tay ai’’?.Trong cả cuộc đời, người phụ nữ bị đẩy vào trạng thái thụ động, phải để cho cuộc đời mình dựa dẫm, quanh quẩn với việc thờ chàng, thờ cha, theo con. Câu ca dao ấy là một lời than, nó cất lên từ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bằng cách sử dụng phép so sánh và những hình ảnh rất đời thường, ca dao ấy gợi đầy cảm xúc.

Không chỉ vậy, người phụ nữ còn cất lên câu than thân nhiều lần bởi vì họ sống khổ quá,họ sống chưa bao giờ được là mình, luôn bị kìm kẹp trong định kiến cổ hủ, lạc hậu của xã hội:

‘’Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân’’

Trong ca dao than thân, sẽ không xa lạ gì khi ta bắt gặp mô típ’’thân em’’ được so sánh với giếng giữa đàng, gợi một nguồn nước trong trẻo tinh khiết. Số phận ấy còn phụ thuộc vào giá trị sử dụng.’’Rửa mặt’’ là những người khôn ngoan, biết trân trọng phẩm giá người phụ nữ, còn’’rửa chân’’ là những người phàm tục. Bằng phép ẩn dụ kết hợp với phép đối’’khôn, phàm’’ thể hiện rõ được thân phận của người phụ nữ luôn phụ thuộc vào người sử dụng.

Xem thêm:  Những bài thơ ngắn hay về mùa đông hay nhất

‘’Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn’’

Tác giả dân gian đã sử dụng phép ẩn dụ’’bướm’’ để chỉ người con trai,’’mù u’’ là cô gái trẻ. Triếng ru càng buồn là một kiểu tâm sự không biết chia sẻ với ai, chỉ biết tâm sự với lời ru. Hình ảnh ẩn dụ’’lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn’’thể hiện sự tăng tiến tâm sự của người con gái trẻ, một hình ảnh đầy đáng thương và tội nghiệp. Tiếng than ấy còn là sự ý thức về phẩm giá của mình trong một xã hội đầy bất công.

‘’Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ  mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.

 Đây là lời tâm sự của cô gái với chàng trai, người mà cô yêu thương. Hình ảnh’’đá’’là một vật thể cứng và bền nhưng vẫn đóng rong vì nước, vẫn có thể bạc đầu. Thiên nhiên ấy còn đổi thay, phôi pha, huống chi là tuổi xuân của cô rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng. Nỗi lo của cô gái thể hiện rõ ràng hơn qua phép đối nối cảnh sinh tình, tả cảnh ngụ tình. Tính chất bền vững muôn thuở của đá đã trở thành ẩn dụ nghệ thuật được dùng để biểu thị sự bền vững lâu dài của tình cảm con người.

 ‘’Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ  mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.’’

Em muốn kết nghĩa giao hòa nhưng sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời. Bởi ‘’Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’’.Trong thâm tâm của những người con thì hình ảnh bố mẹ luôn cao quý mà phận làm con tôn kính. Sử dụng phép đối, so sánh, những hình ảnh truyền thống để diễn tả nỗi sợ. Em muốn kết tóc, muốn gắn bó se duyên nhưng sợ mây bạc mau tan:Sợ tình yêu của chàng trai tuy đẹp đẽ nhưng rất mỏng manh. Phép đối giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi với thân phận đầy bi kịch của người phụ nữ.

Hình ảnh’’con cò’’ có lẽ đã quá quen thuộc với tác giả dân gian, hình ảnh gắn với những nỗi khổ cực, những lam lũ vất vả của người nông dân. Tác giả dân gian kể về tình cảnh của con cò

‘’Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Con cò đi ăn đêm, lộn cổ xuống ao. Thể hiện sự vất vả, đáng thương trong cuộc mưu sinh và gợi niềm cảm thông. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Nhưng ở đây cò kiếm ăn vào ban đêm, bởi vì nghèo quá kiếm mỗi ban ngày thì cũng không thể đủ để trang trải cuộc sống, nên phải mưu sinh kiếm ăn cả ban đêm. Vì cùng cực, khổ quá nên cất lên tiếng than thân, tiếng kêu chân thành và gấp gáp, cầu cứu được sống một cách khao khát.

Xem thêm:  Soạn bài Đọc tiểu thanh kí Ngữ văn 10 đầy đủ hay nhất

‘’Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.’’

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như nhấn mạnh thêm bi kịch của con cò.Đó cũng là một sự thanh minh, phân trần’’Tôi có lòng nào’’ là có ý gì xấu thì hãy xáo măng. Cò van xin, lựa chọn cái chết’trong’’ giữ lấy danh dự không muốn chết’’đục’’để giữ lại tai tiếng vì không thể để cho con cháu vạ lây, mang tiếng xấu. Như:

‘’Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc’’.

Tác giả dân gian mượn hình ảnh con cò để nói về người nông dân đã khẳng định được vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn, đồng thời cũng là sự phản kháng xã hội, mong muốn được sống tự do, được hạnh phúc . Con có là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương, khi cò lộn cổ xuống ao cũng là những bi kịch của người nông dân được thể hiện rõ vì sưu thuế, lao dịch nặng nề khiến họ bị kìm kẹp, bị đẩy tới bước đường cùng. Cũng từ đó mà ta càng trân quý người nông dân, những người cùng khổ của xã hội luôn khao khát được sống.

Những câu ca dao ấy đã khiến mỗi chúng ta cảm nhận được sự khổ cực của họ, của những người dân lao động trong xã hội, những người phụ nữ. Không được sống là mình, luôn chịu những đau đớn và bất hạnh. Họ khổ quá,họ phải cất lên tiếng than như sự giãi bày với hậu thế. Một thoáng chốc tâm trạng như thế đã được neo lại bởi nghệ thuật ngôn từ để rồi gieo lại bao cảm xúc trong lòng người tiếp nhận. Ca dao thật ngắn gọn và hàm súc, ngôn ngữ giản dị , gắn với lời nói hằng ngày. Ca dao giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và mang tính đại chúng. Hình tượng trong ca dao chân thật, dân dã và đậm sắc thái dân tộc.

Đỗ Anh Ngọc

Lớp 10A4 – Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu

Check Also

7140 1494911290048 1014 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *