Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:

Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng. Ông được mệnh danh là người có tài năng viết về “thú đồng quê” “phong lưu đồng ruộng” đọc văn Kim Lân ta được gặp những nhân vật hết sức chân thật, đặc biệt trong số đó ta không thể quên một nhân vật góp phần làm nên ngòi bút tài năng của ông, đó chính là Tràng, trong tác phẩm Vợ Nhặt.

2. Thân bài:

* Trước khi gặp Thị:

– một anh cu Tràng có ngoại hình xấu xí

– dở tính

– vô tư

– sống trong xóm ngụ cư

– làm nghề kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh.

– nhân hậu, vị tha, có ý tứ, liều lĩnh

* Sau khi gặp Thị:

– trở thành một người chín chắn, trưởng thành

– biết quan tâm hơn tới gia đình

– có trách nhiệm hơn với gia đình

– trở thành một người con hiếu thuận

– sống có ý chí hơn

 * Nghệ thuật:

– tình huống truyện độc đáo

– ngôn ngữ  giản dị, mộc mạc giàu sức gợi

– cách kể hấp dẫn

– miêu tả tâm lí tinh tế

– dựng đối thoại sinh động

=> hình ảnh một anh Cu Tràng đại diện tiêu biểu cho nông dân trong nạn đói, thể hiện rõ tư tưởng nhà văn.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận bản thân, giá trị nhân vật.

phan tich nhan vat trang trong vo nhat - Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

Bài làm tham khảo

Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng. Ông được mệnh danh là người có tài năng viết về “thú đồng quê” “phong lưu đồng ruộng” đọc văn Kim Lân ta được gặp những nhân vật hết sức chân thật, đặc biệt trong số đó ta không thể quên một nhân vật góp phần làm nên ngòi bút tài năng của ông, đó chính là Tràng, trong tác phẩm Vợ Nhặt.

Kim Lân vốn sinh ra và lớn lên ở nơi đồng quê, chính vì thế ông là người hiểu rõ tâm lý của họ. Và thật không có gì đáng quý hơn với mỗi nhà văn, khi mình lại có thể nắm bắt rõ mọi tâm lý, ngõ ngách trong đời sống, cảm nhận, cảnh ngộ của họ. Lấy điều đó như nền tảng vững chắc xây dựng thành công tác phẩm, Kim Lân với truyện ngắn Vợ Nhặt đã kể lại cho ta như một “hành trình nhân ái” đầy éo le, khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, nhận ra người Việt Nam ta ngày trước đẹp quá.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Chí Phèo

Bối cảnh truyện được lấy trong nạn đói những năm 1945, khi ấy có khoảng 2 triệu đồng bào ta chết đói.Cái đói cũng tràn về cái xóm ngụ cư, bối cảnh của Vợ Nhặt. Giữa cái đói éo le ấy, những người xóm ngụ cư càng thếm khốn khó, nhất là người nghèo, cái đói như muốn thiêu đốt, đè nén, bao trùm lấy cuộc vốn dĩ từ đầu đã đói nghèo, đã khổ cực lam lũ. Nhân vật Tràng hiện lên trong hoàn cảnh ấy,anh là người có tính hơi dở, gương mặt xấu xí, ngoại hình thô kệch, lại là dân từ nơi khác tới ở nhờ, mà người xưa vốn không coi trọng những người ngụ cư, gia cảnh không hề khá giả, nhà có một bà mẹ già, bản thân lại làm nghề kéo thóc thuê. Tràng hiện lên như một người nông dân bị đày vào cái lô cốt không thể thoát gia khỏi số phận. Một người như thế, nuôi bản thân đã khó, đằng này sao có thể nhờ thế mà lấy được vợ. Nhưng không, cốt truyện mở ra là ở đó. Thế mới biết Kim Lân đã rất sáng tạo, từ cái éo le kì lạ mà mở ra được một bài học nhân văn sâu sắc thấm thía.

Trước khi gặp Thị, Tràng cũng chỉ là một anh gọi đích danh là “anh cu Tràng” ngày ngày kéo thóc thuê lên tỉnh. Một người hơi dở tính “hắn tủm tỉm cười nụ một mình”, Tràng sống như một người thanh niên tuy đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng xem chừng rất vô tư, vô lo, cuộc sống với anh tưởng chừng như thế là đủ, những hôm kéo xe thóc về vẫn còn nghịch ngợm “đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư”. Người như Tràng cũng tưởng như đâu thể lấy nổi vợ, anh không có một điểm gì nổi trội, lại nhất là trong hoàn cảnh màn trời chiếu đất, cuộc sống không dám chắc nuôi nổi bản thân, thì người như Tràng làm sao có thể lấy vợ. Những tưởng Tràng cứ mãi ngây ngô, hơi dở, lại vô tư lự như thế mãi, nhưng rồi đến hôm Tràng gặp Thị.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp trữ tình của nhân vật trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”

Thị không phải người đàn bà đẹp, Thị hiện lên trước tiên như một người phụ nữ “ngồi vêu ra ở đấy” không công ăn việc làm, lại xấu xí, “rách tả tơi, quần áo như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”, Tràng cũng chỉ bông đùa tếu táo câu hò.

Muốn ăn cơm trắng mấy giò

Lại đẩy xe bò với anh nì

lại bỗng nhiên được Thị để ý, rồi lần Tràng gặp thị ở quán bánh đúc, tưởng như khi bị Thị bắt gặp, lại giở giọng đanh đá đòi hỏi: “điêu! Người thế mà điêu!” “hôm đấy leo lẻo cái mồn ra, thế mà mất mặt” thì Tràng sẽ bỏ đi, hoặc lập tức lảng tránh để đỡ tốn của mình.. vì mình cũng chẳng có! Nhưng nào ngờ, Tràng còn là một chàng trai rộng lượng, nhân từ phóng khoáng, lại rất có ý khi mời Thị “hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã” lời mời hết sức tinh ý, lại có lý, vì người xưa vãn nói “miếng giầu là đầu câu truyện”, Tràng rộng lượng đãi ngộ Thị hẳn một chập bánh đúc, không hề có ý muốn vì thế mà Thị bỏ đi. Nhất là khi Tràng chỉ có ý bông đùa Thị “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” ai ngờ Thị đồng ý, Tràng cũng có thể vì liều, có thể vì cũng mong muốn một tình yêu lứa đôi, đồng ý rằng “Chậc! kệ”. Kim lân đến đây đã vẽ lên một người nông dân, tuy nghèo đấy, tuy đói khát  đấy, nhưng vẫn đẹp quá! Tràng đẹp bởi tấm lòng của anh, bởi con người vẫn đối xử với nhau thật đẹp,cái đẹp của Tràng dường như đã lu mờ đi vẻ ngoài của anh mất rồi. Tràng rất ý tứ mua cho Thị một cái thúng con, vào chợ tỉnh “bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt” “ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về..” như một món quà sính lễ nho nhỏ mà tràn đầy ý nghĩa.

Xem thêm:  Những cảm nghĩ của anh (chị) về gương mặt người anh hùng thời kì đổi mới qua đoạn văn sau đây: “Nổi bật... ông sẵn sàng."...

Sau khi đưa Thị về nhà, Tràng rất ý tứ, tuy hơi e thẹn, bẽn lẽn, và cũng.. ngờ ngợ! Con người Tràng khi ấy cũng tự nhiên thay đổi và khác hẳn, vẫn là một chàng trai tốt bụng hiền lành, nhưng không còn ngô nghê vô tư lự, mà dần trưởng thành, Tràng nhận ra “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng” và Tràng trở thành một người đàn ông trụ cột của gia đình, “hắn giờ mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này, hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà” Trong bữa cơm, chính Tràng dường như cũng nhận ra “chưa bao giờ mẹ con lại đầm ấm hòa hợp như thế”

Hình ảnh Tràng như một người nông dân hiền lành lương thiện, bên bờ vực của cái đói khát. Chính tấm lòng của anh đã được ngời sáng lên lấp lánh, tấm lòng nhân hậu vị tha, sẵn sàng bao bọc cho kiếp người cùng hoàn cảnh giống mình. Một trái tim khát khao yêu thương, khát khao mái ấm gia đình chỉ là bị hoàn cảnh che lấp đi đó thôi.

Kim Lân bằng nghệ thuật kể truyện, ngôn ngữ giản dị, chật thật, cách kể truyện hấp dẫn, đã tạo dựng lên một nhân vật đặc sắc và để lại nhiều dư âm trong lòng bạn đọc. Cảm ơn Kim Lân, một nhà văn đã sống và gắn bó hết mình với người nông dân, để ta nhận ra và tin tưởng rằng,dù cuộc sống có cùng cực khốn khó, hãy luôn tin vào sự đẹp đẽ của con người!

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *