Phân tích khổ thơ đầu trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng nhất. Biết bao nhà thơ đã chìm đắm trong tình cảm đẹp đẽ đó. Nếu Xuân Diệu có “Yêu” nồng nhiệt và rạo rực thì Nguyễn Bính lại vô cùng giản dị, mộc mạc trong tình yêu với “Chân Quê”. Chẳng có ai lại không thổn thức, xót xa đầy tiếc nuối với một tình yêu câm nín trong “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ của Hàn Mạc Tử đã chạm vào tâm hồn mỗi người một cách sâu sắc đến đau lòng.

“Đây thôn Vĩ Dạ” được khơi nguồn từ một tấm bưu ảnh của Kim Cúc – mối tình đầu của tác giả. Cô gửi tấm bưu ảnh cho Hàn Mạc Tử khi ông chữa bệnh ở Quy Nhơn. Lúc này đây dù trong những năm tháng tuổi trẻ nhưng Hàn Mạc Tử lại vô cùng bất hạnh. Ông mắc bệnh nan y, sự sống đang dần rời bỏ bao ước mơ, tình cảm còn dang dở. Khi nhận được tấm bưu ảnh in hình dòng sông Hương thơ môngj đẹp đẽ đã ngay lập tức chạm vào hồn thơ của thi nhân. Cảnh vật thơ mộng xứ Huế, con người, những kỉ niệm thanh xuân tươi đẹp với mối tình đầu chưa từng ngỏ lời bỗng ùa về trỗi dậy trong tâm hồn người thi sĩ. Để rồi những vần thơ tươi đẹp nhưng cũng đầy xót xa tiếc nuối của một tình yêu man mác, đượm vẻ u buồn giữa thiên nhiên xứ Huế mộng mơ tạo nên hồn thơ Hàn Mạc Tử.

Mở đầu bài thơ giữa một không gian hư hư thực thực, chẳng rõ là một câu hỏi hay một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ Dạ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi vốn đưa ra không phải là để cần câu trả lời mà gợi ra cảm giác bâng khuâng khó tả. Nó như một lời mời gọi nhẹ nhành tha thiết của con người thôn Vĩ đến Hàn Mạc Tử. Cũng có thể Hàn Mạc Tử đã vừa hỏi vừa trả lời cho nỗi niềm của mình Vĩ Dạ đã là hoài niệm chẳng bao giờ có thể quay trở lại. Trở lại sao được khi giờ đây thể xác đau đớn với căn bệnh nan y, một tâm hồn thì lạc lõng cô đơn và người xưa đâu còn nơi đó. Câu thơ như giãi bày nỗi lòng đượm buồn pha chút hối hận tự trách khi Hàn Mạc Tử đã không về thăm thôn Vĩ sớm hơn. Câu thơ đầu tiên là sự đối lập tương phản giữa hiện thực phũ phàng: Thể xác đau đớn, từng giờ từng phút cận kề với tử thần – với ước ao về lại nơi xưa chốn cũ dẫu biết là chẳng thể trở về nhưng vẫn da diết nhớ mong.

Xem thêm:  Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đầy đủ hay nhất lớp 10

Xứ Huế và thôn Vĩ hiện lên trong tâm tư nhà thơ thật đẹp và thơ mộng biết bao. Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao cảnh sắc tuyệt tác của thiên nhiên:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Hình ảnh đầu tiên về xứ Huế hiện lên trong tâm trí nhà thơ là cái “ nắng mới” nắng bình minh thật tinh khiết và trong trẻo. Đó không phải là cái nắng chói chang rực rỡ của những buổi trưa hè cũng không phải là cái nắng lúc xế chiều hoàng hôn ảm đạm mà là ánh nắng đầu tiên của mặt trời ngày mới. Nắng ngả mình trên những hàng cau cao vút Ánh nắng tươi mát, dịu dàng không kém phần lộng lẫy chiếu rọi xuống hàng cau sau một đêm dài đẫm sương đêm, những tán cau xanh tươi mát mẻ càng trở nên rực rỡ, lung linh hơn khi được ánh nắng mới soi mình ngắm nghía. Bằng cách sử dụng điệp từ “nắng” tác giả đã gợi ra một vẻ đẹp vừa tinh khôi vừa lộng lẫy của ánh nắng sớm trên những hàng cau xứ Huế đủ để gợi ra một không gian rộng rãi, trong trẻo của khu vườn “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Được tắm mình trong ánh nắng mới tinh khôi mầu xanh của khu vườn như được nâng lên một tầm cao mới, không phải đơn thuần là một mầu xanh rì um tùm, rậm rạp cũng chẳng phải là mầu xanh thẫm, xanh ngắt của cây cỏ mà đó là mầu xanh “mướt” tạo ra từ sự hòa quyện nhịp nhàng đồng điệu giữa ánh nắng mới chiếu vào những hạt sương sớm cộng hưởng cùng mầu xanh của cây, của lá trăm loài nơi thôn Vĩ Tạo nên mầu xanh mướt mơn mởn đầy sức sống. Đó không còn là mầu xanh đơn thuần mà là mầu xanh trong sáng như những viên ngọc bích quý giá bao phủ khắp không gian cảnh vật. Hẳn phải nhớ phải yêu Vĩ Dạ lắm thì Hàn Mạc Tử mới có những vần thơ trong trẻo, nhịp nhàng về một Vĩ Dạ tuyệt đẹp và tinh khiết đến vậy. Thấp thoáng giữa khung cảnh thiên nhiên một gương mặt “ Chữ điền” dịu dàng, e ấp sau những tán lá trúc che ngang, thấp thoáng đầy hư hư, thực thực. Đó có thể là khuôn mặt của người con gái mà Mạc Tử từng yêu tha thiết nhưng chỉ còn là dĩ vãng. Hay cũng có thể đó chính là Hàn Mạc Tử vì quá nhớ quá yêu Vĩ Dạ đã mộng tưởng về lại nơi xưa để đắm mình trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tình người nồng hậu của xứ Huế thân thương. Dù có hiểu như thế nào thì gương mặt chữ điền sau tán lá trúc che ngang chẳng hề lạc lõng mà lại càng làm đậm đà hơn, sắc nét hơn, hòa hợp hơn của vẻ đẹp thiên nhiên Vĩ Dạ và tấm chân tình chẳng phai tàn của Mạc Tử với người xưa chốn cũ.

Xem thêm:  Tổng hợp nhiều câu nói hay về tính cao thượng nổi tiếng nhất

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn với ngôn ngữ thơ chọn lọc mượt mà và biện pháp nghệ thuật lãng mạng, tượng trưng, giầu sức gợi Hàn Mạc Tử đã đem đến cho độc giả một bức tranh hài hòa giữa con người và thiên nhiên Vĩ Dạ. Vĩ Dạ đẹp trong trẻo, tinh khôi nhưng cũng không kém phần rực rỡ. Cả thiên nhiên và con người nơi đây đều gợi nhớ và gợi thương nơi lòng người. Đó cũng là tiếng lòng nức nở, bâng khuâng của một tâm hồn yêu thiên nhiên, con người yêu sự sống tha thiết của thi nhân tài hoa Hàn Mạc Tử.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *