Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1: Mở bài

– Giới thiệu tác giả + tác phẩm + nội dung cần nghị luận: Nguyễn Tuân là nhà văn có biệt tài về tùy bút, một cái tôi tài hoa. Người lái đò sông Đà là tùy bút đặc sắc nhất của ông, trong đó nổi lên là hình ảnh sông đà được miêu tả với vẻ đẹp trữ tình.

2: Thân bài

– Từ trên cao nhìn xuống:

+ đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói…

– Màu nước Sông Đà qua các mùa:

+ Mùa xuân: xanh ngọc bích

+ mùa thu: lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa

– bờ bãi sông Đà:

+ chuồn chuồn bươm bướm trên sông đà

– ấn tượng của người đi trên sông mỗi lần gặp lại Sông Đà:

+ sông đà hiện lên như một cố nhân

+ vui như nối lại chiêm bao đứt quãng

=> Sông đà biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên tây bắc nói riêng và thiên nhiên đất nước nói chung.

*nghệ thuật:

– Nghệ thuật miêu tả

– Sử dụng từ ngữ phong phú, linh động

– diễn đạt gợi cảm, hấp dẫn

3: Kết bài

Nêu suy nghĩ bản thân, khẳng định giá trị chung tác phẩm.

phan tich hinh anh song da tru tinh - Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình

Bài làm tham khảo

Ấn tượng về Nguyễn Tuân không chỉ là một nhà v ăn có tài năng, phong cách ấn tượng, ta biết tới ông với những tác phẩm đậm chất ngông, chống lại thời thế bằng cách trở lại quá khứ mà vẫn thường gọi là “vang bóng một thời” thì với thời bình, chất văn ấy lại bớt cực đoan để làm lên những áng văn tuyệt đẹp, vẫn giữ những nét “ngông” rất đặc trưng ấy, và đó chính là tác phẩm tùy bút người lái đò sông Đà, đặc biệt ta ấn tượng bởi hình ảnh sông Đà trữ tình.

Xem thêm:  20+ stt fa dành cho những người ế

Nhắc đến người lái đò Sông Đà không chỉ là ta biết tới ông lái đò có tay lái ra hoa, mà còn là hình ảnh sông Đà vẫn đời đời ăn nằm ở kiếp làm mình làm mẩy hung bạo với người dân tây bắc. Nhưng nay, dưới một góc độ khác, Nguyễn Tuân cũng song song nói với ta một vẻ đẹp của Sông Đà hung bạo đó, mà trữ tình cũng có, và còn vô cùng ấn tượng nữa.

Hình ảnh sông Đà dưới vẻ đẹp trữ tình, được hiện lên trước tiên bằng ngòi bút viết về hình ảnh dòng sông từ trên cao nhìn xuống. Hiếm có dịp được ngắm sông Đà từ trên cao, Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút của mình phác họa lại hình ảnh dòng sông ấy với một cách miêu tả cực kì độc đáo “sông đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” hình ảnh đá làm say đắm lòng người, mà Nguyễn Tuân đã kịp thời nhận ra “tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông đà” xuyên qua đó mà nhìn ra Sông Đà còn hiện lên trữ tình bằng hình ảnh đổi sắc nước tuyệt đẹp qua các mùa, “mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến” “mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa” mà Nguyễn Tuân muốn nhắc tới hệt như ai đó giận dữ, bất mãn, bực bội một điều gì đó vậy.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương... phong phú hơn”

Sông Đà  ấy còn là một dòng sông, đối với mỗi người lại nhìn ra một cách, cũng đi thực tế để viết văn được thực tế và được trải nghiệm làm phong phú ngòi bút, Nguyễn Tuân khi gặp lại sông Đà đã tưởng tượng ra hình ảnh ấy hệt như một cố nhân, như một người bạn  thân lâu năm không được gặp lại, “chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” có lúc gắt gỏng, vân có lúc dịu dàng đến nhường nào.

Sông Đà dưới góc độ trữ tình, mỗi bờ bãi cũng hiện lên vô cùng nên thơ, nào là những “nương ngô nhú lên” nào là “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp” “bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử” và “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” Sông Đà đó, đẹp có, nên thơ có, tất cả những hình ảnh đó làm nên một sông Đà trữ tình, đằm thắm, dịu dàng và tuyệt đẹp đến nhường nào. Bằng con mắt tinh nhạy, Nguyễn Tuân đã vô cùng khéo léo khắc họa lại cho ta thấy, giúp ta tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông quê hương, đất nước xứ xở, để ta thêm yêu, thêm tự hào, gắn bó với quê hương mình trong thời bình.

Với Nguyễn Tuân sông Đà không chỉ là biểu tượng của tây bắc nói riêng, dòng sông với việc  “chúng thủy giai đông tẩu, đà giang độc bắc lưu” ấy còn là hình ảnh đại diện chung cho vẻ đẹp thiên nhiên quê hương mình, sông Hương đẹp và trữ tình biết bao, vẻ đẹp đó đã mang lại cho chúng ta những mĩ cảm, những sự thưởng thức hấp dẫn, thú vị, và mới mẻ. Với cách dùng từ ngữ phong phú linh động, cùng lời văn diễn đạt hấp dẫn, không chỉ thể hiện sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ mà còn thể hiện công phu lao động nghệ thuật khó nhọc của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không yêu mến quê hương đất nước con người, làm sao Nguyễn Tuân có thể nhạy cảm, tinh tế, thưởng thức được sông Đà  như vậy.

Xem thêm:  Phân tích tình cảm và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài Bên kia sông Đuống

Nói chung, với vẻ đẹp trữ tình, sông Đà đã được hiện lên rõ nét và rất mực truyền cảm. Để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu đậm khó phai mờ. Qua đó như lời nhắn nhủ, tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tự hào về vẻ đẹp cuộc sống vừa kì vĩ hào hùng, cũng vừa trữ tình, nên thơ.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *