Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất) là người huyện Trường Tân, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là một học trò giỏi của Tuyết Giang Phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ thứ 16, khi mà nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, Lê – Mạc – Trịnh tranh quyền gây ra nội chiến kéo dài. Nguyễn Dữ học rộng tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan có một năm rồi lại quay về ở ẩn nuôi mẹ già. Truyền kì mạn lục chính là những ghi chép về những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian, nêu ra những nguồn gốc dựa vào những điển tích, điển cố, biến hóa từ truyện cũ thành truyện mới, nhưng ngày càng sáng tạo và hấp dẫn hơn. Nhân vật chính trong truyện là hình tượng người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị những lễ giáo khắc nghiệt đẩy vào những cảnh ngộ éo le. Câu chuyện làm nổi bật lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua từng chi tiết, nhân vật người phụ nữ lại càng làm cháy lên hình tượng người phụ nữ trong lòng mỗi người đọc.
Mở đầu câu chuyện, vẻ đẹp của Vũ Nương được hiện lên hết sức sinh động. Tác giả chỉ sử dụng một câu văn biền ngẫu đã làm nổi bật lên được vẻ đẹp của người con gái tên Vũ Nương, bằng một giọng văn nhịp nhàng, hài hòa, nhà văn đã giới thiệu được về tính cách và tư dung tốt đẹp tại vế thứ hai của câu. Ẩn đằng sau thái độ đó là thái độ trân trọng, lần đầu tiên trên văn học viết Việt Nam xuất hiện một người con gái bình dân trong vẻ đẹp bình thường, giản dị, hoàn thiện, hoàn mĩ. Đó là vẻ đẹp chuẩn mực trong xã hội phong kiến. Là hiện thân của một vẻ đẹp truyền thống, muôn đời, một hình tượng được xây dựng ngàn đời của người con gái Việt Nam. Cũng bởi vì chính hoàn cảnh con nhà nghèo lấy con nhà giàu mà tác giả đã xây dựng trường liên tưởng cho người đọc, nhà văn đã đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh éo le, khắc nhiệt nhất: “người chồng phải đi lính khi mới lấy vợ được bao lâu” để bắt nhân vật tự phát sáng những phẩm chất tốt đẹp.
Phẩm chất tốt đẹp ấy của người phụ nữ lần đầu được thể hiện thông qua buổi tiễn chồng. Qua câu nói muốn chồng được bình yên, không muốn chồng ra ngoài chiến trường đã thể hiện tâm hồn trong sáng, không muốn sống trong vinh hoa phú quý, ước mơ duy nhất của người phụ nữ ấy là có một cuộc sống hạnh phúc, bình dị như bao cặp vợ chồng trẻ khác được sum họp – đó là điều tất yếu trong mỗi con người.
Đó là những lời lo lắng của Vũ Nương khi tác giả sử dụng một cách nói ước lệ: “Nhìn trăng soi … đất thú!” để diễn tâm trạng của người phụ nữ luôn mưu cầu hạnh phúc này. Buổi tiễn chồng đầy bi thương, chua xót, buổi tiễn chồng với muôn vàng nỗi niềm, sự lo lắng khôn nguôi, mong chờ ngày chồng mình trở về.
Không chỉ với chồng, đối với mẹ chồng, Vũ Nương luôn sáng lên bởi sự chăm sóc chu đáo, tận tình, lấy lời khôn khéo khuyên lơn, lễ bái thành phật. Nàng chính là hiện thân cho một nàng dâu hiếu thảo, xóa tan mọi rào cản về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu đã hình thành từ trước. Khi mẹ chồng chết thì hết lời ma chay thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình. Chính vì vậy, Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, một người vợ hiền, vợ đảm trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Vũ Nương thay chồng nuôi con, vừa là mẹ vừa là cha, quán xuyến toàn bộ việc nhà. Nàng là hiện thân của một người phụ nữ đảm đang, thân gái một mình nuôi con, rồi lại đau đáu hướng về phía nơi chiến trường xa, mong một ngày chồng sớm quay trở về, trở về với hạnh phúc của gia đình.
Hình ảnh chiếc bóng của người chồng chính là nút thắt cũng chính là nút mở cửa câu chuyện. Chỉ lấy cái cái bóng của chồng là điểm tựa, giúp mẹ con Vũ Nương có thể trông chờ – trông chờ vào một hình bóng ở trên tường. Vũ Nương luôn cảm giác sự tồn tại của cái bóng như chính sự hiện diện của người chồng của mình. Dù đau khổ hay mệt nhọc, lo toan, dù có như thế nào đi chăng nữa thì chồng vẫn luôn ở bên, và tình cảm của mình đối với chồng sẽ không bao giờ thuyên giảm. Không chỉ là thỏa nỗi nhớ của mình, Vũ Nương còn lấy cái bóng để thể hiện tình yêu đối với chính đứa con của mình, luôn muốn con mình có được tình yêu trọn vẹn, một cuộc sống có cha, có người cha luôn sẵn sàng ở bên con, thay chồng dìu dắt con, giúp con nên người.
Chi tiết cái bóng là một chi tiết đắt giá, đó là một chi tiết thắt nút, đưa câu chuyện lên đỉnh điểm, đẩy mâu thuẫn của câu truyện lên cao trào và cũng là chi tiết giải quyết mâu thuẫn của câu chuyện. Cái bóng hay chính là thế giới nội tâm của Vũ Thị Thiết. Thái độ của tác giả với nhân vật là một thái độ hết mực yêu thương, ca ngợi, sáng ngời lên vẻ đẹp cả nội tâm và vẻ ngoài của người phụ nữ Việt Nam muôn đời.
Bi kịch của người phụ nữ xứng đáng được hưởng hạnh phúc, tưởng chừng như hạnh phúc chỉ đến trong tâm tay lại vụt mắt ngay trước mắt khiến cho độc giả vỡ òa vì tức giận. Trương Sinh trở về không mang về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc cho Vũ Nương mà ngược lại, bi kịch lại bắt đầu khi Trương Sinh trở về. Trương Sinh đem về cho Vũ Nương cái sự đa nghi, nghen tuông và coi thường người vợ tần tảo của mình. Đó lại là cái nghịch lý mà tác giả muốn đặt ra cho câu chuyện. Khi trở về, mẹ đã mất, chỉ là một câu nói ngây dại của đứa bé chưa hiểu lẽ đời, tin lời một đứa trẻ hơn lời hàng xóm mà chính Trương Sinh đã gây ra cái kết thảm cho người vợ hiền của mình.
Tuy nhiên, cái nguyên nhân gây ra sự đa nghi của Trương Sinh không phải do bản thân mà chính mà sâu xa hơn là do chiến tranh khiến cho thái độ của Trương Sinh càng trở nên khắc nghiệt hơn: từ đánh đập, chửi mắng, đuổi đi thể hiện tính gia trưởng, trọng nam, khinh nữ, mà nguyên nhân sâu xa là do xã hội phong kiến trọng nam kinh nữ gây ra. Cái kết bi thảm cho người phụ nữ xứng đáng được hưởng hạnh phúc là phải dùng cái chết để có thể rửa oan cho chính mình, để khẳng định danh tiết cho chính bản thân mình. Cái lỗi Trương Sinh chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến.
Màn ảo ảnh làm hồi sinh cái chết của Vũ Nương chính là một trong những yếu tố hoang đường, kỳ ảo của chính Nguyễn Dữ. Vũ Nương đươck sống trong cung gấm, đền giao, không có bất công, chiến tranh, hay cái chết. Qua chi tiết đó, tác giả muốn nói lên ước mơ cao đẹp, về quyền được sống và hưởng hạnh phúc của con người, nơi mà con người không phải chịu những bất công. Nhưng tác giả lại thấy bất lực trước một thực trạng của xã hội phong kiến như hiện tại nên chỉ còn biết gửi gắm vào thế giới bên kia, nơi mà mọi thứ đều có thể trở nên hoàn hảo. Qua chi tiết thứ hai, tác giả muốn nói lên sự xuất hiện của Linh Phi đã làm cho cốt truyện chặt chẽ và cũng là cái cớ để nhân vật được giải oan. Qua đó, tác giả ước muốn về một xã hội công lý, không còn những áp bức, bất công, ở hiện gặp lành, làm ơn, đền ơn.
Chi tiết thứ ba, khi mà Trương Sinh lập đàng giải oan cho Vũ Nương, Vũ Nương hiện về trong tiếng đàn sao, trong kiệu hoa của Trương Sinh nhưng nàng đã từ chối sự trở về dân gian. Nàng đã giữ lời hẹn ước với lời thề của Linh Phi đã cứu sống mình, cũng như tạo được ấn tượng cho người đọc cảm thấy day dứt và sự từ chối trở về nhân dân như Vũ Nương đã nhận thấy sự bất công trong xã hội.
Vũ Nương từ chối không quay trở về dân gian là do nàng đã biết trước được, cuộc sống của trần gian là bất công, đau khổ, là tư tưởng trọng nam khinh nữ, nếu như nàng quay trở về mà không thể nào thay đổi được gì thì đến một ngày nào đó, chính nàng cũng sẽ lại đắm mình xuống dòng sông lạnh giá này.
Câu chuyện đã thể hiện một giá trị hiện thực sâu sắc với một xã hội phong kiến đương thời, suy tàn của con người chịu biết bao đau khổ bởi chiến tranh, phong kiến đã cướp đoạt đi mưu cầu hạnh phúc, chia cắt biết bao gia đình cùng với những lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, khắt khe. Câu chuyện như một bức tranh hiện thực về cuộc sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Không chỉ ánh lên giá trị hiện thực, tác phẩm còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc đã nói lên tâm tư nguyện vọng của nhân dân luôn ước mơ một cuộc sống bình yên, giản dị và hạnh phúc. Tác giả đã phơi trải tiếng nói cảm thương, để cho muôn đời cảm thông với câu chuyện. Thông qua hình ảnh của Vũ Nương đã khẳng định những đức tính đẹp đẽ của người phụ nữ tần tảo nói riêng và của cả người phụ nữ Việt Nam nói chung. Hình ảnh của Vũ Nương chính là hiện thân cho chính hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ.
Nguồn: Bài văn hay