Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” trích Cung oán ngâm lớp 10

Thi ca Việt Nam từ thuở sơ khai mở đầu với những câu ca dao, dân ca ngọt ngào, tình tứ đến văn học trung đại là sự phát triển và lên ngôi của thơ Đường luật trang trọng, mực thước. Tuy vậy, văn học vẫn giữ được nét dân giã, thuần Việt của nó qua những câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, với thể lục bát trong những câu thơ Kiều của Nguyễn Du và còn cả khúc ngâm với những đại diện tiêu biểu có thể kể tới: Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đã trở thành một trong những khúc ngâm giá trị và đặc sắc nhất. Trong chương trình lớp 10, chúng ta sẽ được phân tích một trích đoạn trong “Cung oán ngâm”: “Nỗi sầu oán của người cung nữ”. Chú ý khi phân tích chia luận điểm và các ý cho rõ ràng và hợp lí, có thể mở rộng và liên hệ với những tác giả, tác phẩm khác để tăng thêm độ sâu, độ rộng cho bài viết. Các bạn có thể tham khảo bài phân tích sau trước khi viết. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ”

Tự bào giờ đến bây giờ, thơ ca vẫn luôn có sức đồng cảm mãnh liệt, là niềm an ủi cho con người trong mọi hoàn cảnh. Từ ca dao – dân ca của dân gian tiếng lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn nay gặp mưa rào, văn học trung đại phát triển phong phú và toàn diện để đáp ứng nhu cầu giãi bày của con người. Trong đó có sự xuất hiện của thể loại ngâm với thơ song thất lục bát. Một trong những khúc ngâm được biết đến nhiều nhất chính là “Cung oán ngâm” của Ngyễn Gia Thiều. Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” là một trong những trích đoạn tiêu biểu.

Tác phẩm “Cung oán ngâm” ra đời vào cuối thế kỉ XIX, khi xã hội Việt Nam đang đi vào suy thoái với lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa của vua chúa và sự lầm than của sinh linh trong nhân gian. Những số phận bất hạnh không chỉ có người nông dân mà còn có những cung nữ. Chế độ cung nữ là sản phẩm tội ác của vua chúa hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến. Vua chúa tự đặt ra quyền tuyển hàng trăm, hàng ngàn thiếu nữ vào cung. Tuổi xuân của người con gái, hạnh phúc của cả một đời người khi vào cung bỗng hóa phù du, mong manh, khó nắm bắt. Cất lên từ thể thơ song thất lục bát, Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ nỗi niềm của bao người phụ nữ bất hạnh ấy.

Xem thêm:  Giới thiệu khái quát đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đầu tiên là những câu thơ về tình cảnh lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ được vẽ đối lập với cuộc sống xa hoa, tráng lệ nơi cung cấm.

  • “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
  • Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
  • Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
  • Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
  • Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,
  • Gác thừa lương thức ngủ thu phong.
  • Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,
  • Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.”

Không gian sống của họ là “cung quế” cách biệt với thế giới bên ngoài, thời gian: đêm khuya. Đây là khoảng thời gian để nhân vật xuất hiện, nhắc người cung nữ nhớ về những gì đã có, cả những ám ảnh về niềm hi vọng, đợi chờ rồi sự thất vọng trong tình cảnh đơn chiếc. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với “âm thầm chiếc bóng”- cô đơn lặng lẽ, với “trông ngóng lần lần”- chờ đợi một cái gì xa xôi, biết là xa vời nhưng vẫn không thôi ngóng đợi. Câu thơ đã cụ thể hóa sự ngóng đợi hết đêm này đến đêm khác, không dứt. Để rồi, một lúc nàng cũng phải cất lời oán trách “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân”. Lời thơ đọc lên có âm điệu đay nghiến, hơn hết là xót xa của nhân vật trữ tình trong tình cảnh thê thảm của mình. Cuộc sống của họ được tận hưởng những vật chất sang trọng, sa hoa: “đãi nguyệt, gác thừa lương, gương loan, …”. Đặt các từ Hán Việt sang trọng trên với những từ nôm na: “đứng ngồi, thức ngủ, bẻ nửa, xé đôi” như làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống lộng lẫy, đủ đầy với sự lạnh lẽo, tồi tàn, buốt giá trong tâm hồn con người. Người cung nữ vò võ một mình chỉ biết làm bạn với gió trăng.

Và những dòng sau là tâm trạng của người chinh phụ. Nỗi niềm hiện lên trực tiếp qua những từ “ủ dột, bâng khuâng, buồn bã, ủ ê” và gián tiếp qua những điển cố “hồn bướm, giấc mai”. Đó là trạng thái vơ vẩn, ngẩn ngơ, mơ màng vì những tàn phá của nỗi đau tinh thần. Đặc biệt là phép tiểu đối: “ngấn phượng liễu”- ‘dấu dương xa” gợi về quá khứ đầm ấm, hạnh phúc mà người cung nữ từng được yêu chiều, sủng ái- nay chỉ còn trong mộng tưởng, vừa nhớ mà vừa đau; “Chòm rêu lỗ chỗ- đám cỏ quanh co”: dấu hiệu của hạnh phúc đã bị rêu phong phủ lối- thực tại phũ phàng mà người cung nữ đã bị bỏ quên. Hình ảnh ước lệ xen với tượng trưng: “gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc có cảnh tuyết đóng, chăn đắp cho ấm mà vẫn giá băng. Bởi cái lạnh dấy lên từ tận đáy lòng, cô đơn dù chăn ấm nệm êm thì vẫn không thể hạnh phúc. Tâm trạng con người diễn biến theo chiều bi kịch, càng lúc càng nặng nề. Giọng văn réo rắt phù hợp với nỗi oán hờn.

Xem thêm:  Thuyết minh về con ếch

Dòng tâm trạng của người cung nữ tiếp tục trong nỗi buồn tủi, nỗi oán trông chờ đợi. Cũng là lời than oán nhưng khác với người chinh phụ, giọng của người cung nữ mới thật gay gắt và quyết liệt. Mỗi khổ thơ diễn tả những nỗi buồn tủi khác nhau:

  • “Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
  • Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.
  • Lạnh lùng thay giấc cô miên,
  • Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.”

“Ngày sáu khắc, đêm năm canh” như muốn nhấn mạnh lại mực độ chờ đợi, khắc khoải. Mong tin nhắn mà vắng, ngóng tiếng xa mà chỉ có tiếng chuông chùa- nghịch cảnh nhức nhối tâm can, khắc sâu thêm nỗi cô đơn, rợn ngợp. Đèn đốt lên cho sáng mà lại càng cô đơn, hương thắp lên cho ấm mà càng âm u. Cái u ám, lạnh lẽo trong lòng lan ra cả cảnh vật. Rồi những từ ngữ tiếp: “biếng, tủi, sầu,…” biểu hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi, nhấn mạnh thực tế phũ phàng: trăng trong, tranh đẹp- tất cả đều vô nghĩa trong chờ đợi vô vọng. Buồn, khắc khoải, ngẩn ngơ là hành trình phát triển của tâm trạng theo chiều tiêu cực, băn khoăn, thao thức đến mất hết ý chí, tinh thần. Bên cạnh lời than trách còn có nỗi lo âu: “Hoa này bướm nỡ thờ ơ/Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng”- lo một ngày nhan sắc tàn phai, hi vọng trở lại với hạnh phúc không còn nữa. Ba khổ thơ khắc họa đầy tinh tế sự thất vọng nặng nề, cô đơn sầu tủi và sầu oán gay gắt trong cảnh chờ đợi.

Nỗi oán giận từ tâm trí phát ra phản ứng quyết liệt:

  • “Đêm năm canh lần nương vách quế,
  • Cái buồn này ai dễ giết nhau.
  • Giết nhau chẳng cái lưu cầu,
  • Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!
  • Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,
  • Xe thế này có dở dang không?
  • Đang tay muốn dứt tơ hồng,
  • Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”

 Thời gian nghệ thuật lặp lại: “Đêm năm canh…” – cảm giác giằng giặc không thể kết thúc. Điệp ngữ “giết nhau” gây ấn tượng mạnh về sự tàn bạo, độc ác. Người ta giết nhau bằng dao kiếm tưởng như đã là tận cùng của nỗi đau nhưng vẫn chỉ là thuần túy về thể xác. Giết nhau bằng nỗi u sầu, tự đày đọa trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn- đó mới là sự tàn phá kinh hoàng, là nỗi đau không thể hàn gắn. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng mà hằn học, khiến lời thơ đọc lên mà nhức nhối tâm can. “Độc chưa” là lời than hay là câu hỏi? Câu hỏi tu từ “Xe thế này có dở dang không?” như lời trách, bực mình, phẫn nộ- tâm lí của người bị đẩy vào đường cùng ngõ hẹp.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Như vậy, nếu người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” lẻ loi vì nhớ chồng, có nỗi thất vọng nhưng chưa bị đẩy đến bi thảm bởi vẫn nuôi niềm hi vọng chồng trở về, vẫn tin tưởng vào hạnh phúc lứa đôi thì ở đây, người cung nữ bị vua ruồng bỏ, ngày đêm đứng tủi ngồi sầu, muốn bứt phá mà không thể được còn đáng thương hơn nhiều. Người cung nữ từ mất niềm tin đến sầu oán mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu người chinh phụ còn mơ hồ về kẻ thì gây bất hạnh cho gia đình mình thì người cung nữ đã ý thức rất rõ về người đó, nhưng vẫn không thể làm gì được. Qua đó, có thể thấy sự đồng cảm, bênh vực của Nguyễn Gia Thiều với khát vọng tự do vừa đáng thương, vừa đáng trân trọng; từ đó gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đã tước đi quyền được sống, được hạnh phúc của con người. Cái tâm của người nghệ sĩ đi liền với cái tài: tài năng tả tâm trạng nhân vật bậc thầy. Mỗi khổ thơ là một tâm trạng, mỗi tâm trạng là một từ ngữ biểu cảm, so sánh, ước lệ khác nhau. Những câu thơ mà “thiên bách, bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân”.

Những câu thơ có giá trị là những câu thơ sống mãi trong lòng người dù dòng thơ đã kết thúc, là để lại cho người đọc những ám ảnh, những day dứt khôn nguôi. “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều đã làm được điều đó.

Nguồn Internet

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *