Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương

Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù nhưng ông có một tâm hồn sáng những tác phẩm của ông để lại mang tính giáo dục cao. Một trong số đó chính là Lẽ ghét thương

Đây là một trong những đoạn trích được trích từ truyện Lục Vân Tiên và khi viết về đoạn trích này là tác giả nói về sự ghét thương phân minh cảu ông chủ bán nước khi bắt gặp Vân Tiên Trịnh Hâm và Bùi Kiệm thi thố với nhau. Tuy nhiên lúc hai người kia thua thì lại đổ sang cho Vân Tiên. Thấy lẽ bất bình cho nên ông chủ quán nước đã bày tỏ quan điểm của mình về điều đó.

Chủ quán là một người bán nước nhưng nguồn gốc của ông là một người có hiểu biết, chỉ vì ông chán cảnh quan trường đấu đá gian lận cho nên đã trở về để ở và sống một cuộc sống bần hàn thanh cảnh.

Nay thấy sự dối trá của TRịnh Hâm và Bùi Kiệm, thua mà không dám nhận thua cho nên ông đã lên tiếng như để bênh vực cho công lí

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng”,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Từ những điều mà ông thấy cũng là dịp để ông nhớ lại về một thời cũng dùi mài kinh sử của mình, chính vì cuộc thi của 3 người này mà ông cũng đem lòng khuyên nhủ Vân Tiên nên biết chọn bạn mà chơi.

Xem thêm:  Đại thi hào Nguyễn Du đã từng tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai). Hãy minh họa bằng các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều

Bằng việc tôn trọng với những người đi trước lại có nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống cho nên Lục Vân Tiên đã hỏi ông chủ quán nước về lẽ ghét thương ở đời

“Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?””

Và để đáp lại những thắc mắc của Lục Vân tiên thi ông chủ quán nước nói về lẽ ghét đầu tiên chính lẽ ghét luôn khiến cho con người t khó chịu và trăn trở. Muốn thả chúng đi muốn không đối dện với chúng

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm. ”

Ông chủ đã thể hiện những quan điêm của bản thân, đó là chuyện ông ghét những chuyện tầm phào trong cuộc sống. đó là những truyện vu vơ hão huyền không có ý nghĩa gì. Những từ ghét ở trong câu thơ như để càng nhấn mạnh răng ông cực kì ghét những câu chuyện như thế những cau chuyện khiến cho con người ta trở nên ích kỉ và nhỏ nhen

“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quí phân băng,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”

Để chứng minh cho những điều ghét của ông về chuyện tầm phào thì ông đã viết ra những thứ mà ông ghét. lơi ông hay chính là lời của tác giả như đang kể tội những hôn quân làm cho cuộc sống nhân dân phải điêu đứng đau khổ: ở đó có đời Kiệt, Trụ vì mê nhan sắc mà để nhân dân sống cảnh nghèo khổ.cho tới đời U, Lệ thì xảy ra nhiều chuyện để cho cuộc sống nhân dân lầm than, tiếp đó là đến đời Ngũ bá làm cho nhân dân nhọc nhằn, và đời Thúc quý phân tranh đất nước khiến cho cuộc sống nhân dân rối ren…

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Như đã nói xong lẽ ghét của mình thì ông chủ quán nước quay sang với những thứ mà khiến ông thương yêu với một giọng điệu trìu mến hơn và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết

“Thương là thương đức thánh nhân

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông

Thương thầy Nhan Tử dở dang.

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.

Thương ông Gia Cát tài lành,

Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha

Thương thầy Đồng tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước …

Đó là khi mà ông chủ quán nước bày tỏ lòng mến mô và sự kính trọng của mình đối với các bậc hiền tài có công với đât nước với cuộc sống của nhân dân. Những người xuất hiện đó lừng lẫy cả một thời và không ai không biết tới. nào là Gia Cát Lượng hay thầy Đồng Tử đều được nhắc tới. khi nhắc tới lẽ thương thì có vẻ như những câu thơ giản ra và những khi nói tới lẽ thường thì người ta cũng có ý vẽ ra những hình ảnh đẹp và cao cả

Qua tác phẩm Lẽ Ghét thương chúng ta có thể thấy bằng một tình huống vô cùng tình cờ và độc đáo như vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã vẻ ra những lẽ ghét lẽ thương trong cuộc sống. Lời ông hay chính là lời của một người đã từng trải có những chiêm nghiệm hay về cuộc sống với cả những mặt tốt lẫn mặt xấu ẩn khuất sau những gam màu sáng của cuộc sống.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca | Làm văn mẫu

Nguồn: Bài văn hay

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *