Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Trong những vở kịch nói nổi tiếng của Việt Nam chúng ta không thể nào không kể đến vở hồn trương Ba da Hàng thịt. Vở kịch đó mang lại nhiều ý nghĩa triết lý nhân sinh về cuộc sống của con người. Tác giả Lưu Quang Vũ đã thành công khi dựa theo cốt truyện giân dan để viết lên một tác phẩm kịch hay và ý nghĩa đến như thế. Đây được coi là màn kịch tài năng nhất của Lưu Quang Vũ. Bằng những xung đột kịch độc đáo cùng với nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo cảnh bảy đoạn cuối của vở kịch thật sự đã đem đến những suy nghĩ trong lòng người đọc về những vấn đề của cuộc sống.
Hồn Trương Ba da Hàng Thịt là một vở kịch được viết vào năm 1981 và công diễn lần đầu tiên vào năm 1984. Nhân vật chính của tác phẩm chính là Trương Ba. Ông làm nghề làm vườn và chơi cờ rất giỏi. Ông luôn tỏ ra là một người nho nhã với những thú chơi thanh tao. Vì chơi cờ rất giỏi cho nên Đế Thích một vị thần rất thích chơi cờ với Trương Ba. Thế nhưng cuộc sống không an nhàn và yên ổn như Trương Ba sống hiện có. Ông đang hạnh phúc cùng gia đình thì bỗng nhiên trời giáng chết. Cũng tại Nam Tào Bắc Đẩu gạch nhầm tên nên ông bị chết oan. Chính vì thế để sửa sai Đế Thích đã cho hồn của Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Và bi kịch bắt đầu từ đó, vị thần kia sửa sai nhưng lại không hề hay biết cái sửa sai ấy lại càng sai hơn. Làm cho cuộc sống của Trương Ba trở thành địa ngục khi phải sống trong thân xác của anh hàng thịt. Hồn thì vẫn thanh tao đấy nhưng hồn lại phụ thuộc vào xác cho nên những thứ Trương Ba không bao giờ ăn thì lại phải ăn. Không những thế cả chuyện chồng của người này người kia nữa. Điều đó chỉ làm khổ cho hai người đàn bà khốn khổ kia thôi. Đoạn trích này nói về sự đau đớn tột cùng của Trương Ba. Sau đó ông đối thoại với tất cả mọi người và kết thúc bi kịch.
Đầu tiên là cuộc hội thoại với xác, trước khi cuộc đối thoại diễn ra Trương Ba ngồi ôm đầu đau đớn vì hoàn cảnh của mình. Chính vì thế ông quyết định lìa hồn mình ra khỏi xác anh hàng thịt và chất vấn. Cả cuộc hội thoại chúng ta thấy xác càng nói hùng biện mạnh mẽ bao nhiêu thì Trương ba càng đuối lý bấy nhiêu. Hồn không chấp nhận một cuộc sống dung tục như thế của xác. Hồn khẳng đinh vẫn có một đời sống riêng thanh cao trong sạch.
Thế nhưng xác kia không đui mù, xác cũng biết được những việc làm của hồn. Xác đưa ra những lí lẽ đúng đến mức hồn Trương Ba không thể nói lên được câu gì. Chẳng phải mỗi tối hồn ở bên vợ của anh hàng thịt hơi thở ông nóng rực hay sao, chẳng phải chính tay ông đã đánh đứa con trai của mình hộc máu mồm. Xác đắc thắng ma cười ngạo nghễ còn hồn thì buồn bã đau đớn. Qua đoạn trích này tác giả muốn nói lên một điều rằng con người ta sống lâu trong sự dung tục thì ắt bị dung tục ngự trị. Mặt khác sống trọn vẹn là chính mình chứ không thể sống nhớ sống gửi. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác dung tục được. Hay đó còn là hai mặt của con người, phần con và phần người. Sống phải biết hài hòa giữa tinh thần và thể xác chứ không thể chỉ chú ý vào một thứ còn thứ kia thì không.
Sau khi đuối lí hồn Trương ba lại nhập lại vào xác anh hàng thịt và tiếp tục cuộc đối thoại với vợ của mình. Người vợ mà ông hết lòng yêu thương thì giờ đây cũng đang héo hon đau khổ khi thấy ông trong thân xác của anh hàng thịt, thấy ông ngày một khác đi. Bà quyết đinh ra đi vì không muốn nhìn thấy ông như thế nữa. Đối với bà đi đâu cũng được còn hơn là phải sống thế này.
Vợ bỏ đi đến đứa cháu gái hằng ngày quý mến ông nhất cũng không nhân ra ông nữa. Nó mắng ông là lão đồ tể. trước kia nó quý mến ông như thế nào thì giờ đây nó lại ghét ông ngàn lần như thế. Nó khước từ tình cảm của ông. Ông đã dùng đôi chân to bè của mình mà dẫm chết tiệt cái cây sâm quý ông nó ươm từ lâu. Ngay cả khi diều của thằng cu Tị ông nhận sửa cho nó mà lại làm gãy thêm. Nó ghét ông. Nó mắng ông cút đi. Trương Ba đau đớn gọi cái gái nhưng nó chẳng thèm bận tâm ông nữa rồi.
May ra có chị con dâu hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của Trương Ba. Thế nhưng chị cũng chỉ biết thương cho thầy mình mà chẳng có cách nào giúp Trương ba cả. Đến bản thân Trương Ba còn bất lực huống chi là chị con dâu. Chị cũng đau khổ lắm khi thấy tình cảm gia đình ngày một tan hoang.
Sau tất cả những cuộc đối thoai trên ta thấy mỗi thành viên trong gia đình đều không thể chấp nhận được một Trương Ba khác bình thường như thế. Điều đó càng khiến cho trương Ba không chấp nhận cuộc sống chắp vá và quyết định thắp hương gọi Đế Thích lên.
Cuộc hội thoại với vị thần ấy diễn ra, Trương ba kêu không thể sống trong hoàn cảnh như thế này được nữa. Thế nhưng Đế Thích lại cứ khuyên ông nên sống vì chỉ có cách đấy thì ông mới có thể tồn tại được trên cõi đời này. Trương Ba như nhận ra được chân lý ông nói: “Tôi muốn là tôi trọn vẹn”, “Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã là một chuyện không nên huống chi đây sống nhờ vào thân xác của anh hàng thịt”. Đế Thích lại muốn cho hồn ông nhập vào xác của thằng cu tị ngay lúc đó Trương ba tưởng tượng ra cảnh mình gọi mẹ cu tị là mẹ thì không thể chấp nhận được. Ông nói Đế Thích rằng: “Ông chỉ biết cho tôi sống nhưng tôi sống thế nào thì ông lại chẳng biết”. Thế rồi Trương Ba quyết định chết thật sự để được làm mình trọn vẹn.
Đó chính là cái kết mở nút giải thoát cho những bi kịch tâm hồn. Hồn Trương Ba vẫn còn về để thăm nhà thăm vợ con. Cứ thấy gió ngoài trời làm lung lay lá cây thì bà vợ biết chồng mình đã về.
Qua đoạn trích này Lưu Quang Vũ muốn gửi đến cho chúng ta một thông điệp hãy sống là chính bản thân mình không nên chắp vá những cái không phải là mình. Cuộc đời còn gì hơn khi được sống là chính mình, sống nhờ vả chắp vá sẽ chỉ gây nên những bi kịch mà thôi. Qủa thật triết lý nhân sinh sâu sắc ấy đã được người đời tiếp thu và trở thành chân lý sống.
Nguồn: Kênh văn mẫu