Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
Hướng dẫn
1. Mở bài:
* Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:
– Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê nội ở Quảng Nam, lớn lên ở Hà Nội. Tham gia bộ đội thời kì chống Mĩ.
– Có năng khiếu văn chương, làm thơ rất sớm, sau chuyển sang sáng tác kịch bản sân khấu.
– Trong vòng mười năm, ông đã sáng tác hơn 50 vở kịch nói, nội dung đề cập tới nhiều vấn dề thời sự nóng hối của xã hội trong giai đoạn đổi mới.
* Những vở kịch nổi tiếng: Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Điều không thể mất; Mười lăm ngày kháng án…
– Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
– Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ, lớn lao đểđổi mới và phát triển. Nội dung phản ánh xung đột gay gắt giữa cái cũ và cái mới trong phương thức sản xuất, trong cách đánh giá giá trị con người.
– Đoạn trích là cảnh ba của vở kịch phản ánh khá rõ xung đột ấy.
2. Thân bài:
* Cuộc đấu tranh gaygắt giữa cái mới và cái cũ
+ Phái mới – tiêu biểu cho cách suynghĩ táo bạo, khoa học và hợp quy luật:
– Đại diện là Giám đốc Hoàng Việt, kíp trưởng Thanh và kĩ sư Lê Sơn.
– Giám đốc Hoàng Việt mạnh dạn đề xuất phương thức sản xuất mở rộng, phá vỡquy chế làm ăn cũ kĩ, lạc hậu. (Dẫn chứng: Tuyển thêm thợ hợp đồng, tăng cường sản xuất, tăng lương cho công nhân, ngưng xây nhà khách để lấy tiền trả lương cho thợ, loại bỏ những chức vụ trung gian không cần thiết, công nhân được quyền phản ánh trực tiếp các ý kiến lên Ban Giám đốc…)
– Kĩsư Lê Sơn: Nhiệt tình, năng động, ủng hộ việc đối mới của Giám đốc, chấp nhận thử thách.
– Phần lớn công nhân háo hức nhận cái mới bởi nó sẽ đem lại quyền lợi thiết thực cho họ.
+ Phái cũ – tiêu biểu cho nếp nghĩ lạc hậu và bảo thủ:
– Đại diện là Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng Tài vụ, Quản đốc Trương…
– Luôn vin vào cơ chế cũ, nghị quyết cũ… để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Không có được tầm nhìn xa rộng về lợi ích tập thể.
– Chống đối quyết liệt, thậm chí thách thức và để doạ những người có chủ trương đổi mới.
3. Kết bài:
– Lưu Quang Vũ là một cây bút sắc bén, có tính chiến đấu rất cao.
– Thái độ của tác giả bộc lộ rõ ràng qua cách nêu ra và giải quyết đúng đắn các xung đột kịch. Ông bênh vực và ca ngợi cái mới, phê phán cái cũ với nhiệt tình cách mạng và mục đích xây dựng.
– Với nội dung tiến bộ, vở kịch “Tôi và chúng ta” được công chúng yêu mến, nó sẽ sống mãi với thời gian.
Theo Tapchivanhoc.com