Phân tích đoạn đầu bài thơ Tiếng hát đi đày

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tiếng hát đi đày

Bài làm

Tố Hữu không phải chỉ là một nhà thơ tài năng mà hơn thế nữa ông là một chiến sĩ cách mạng vô cùng quả cảm, kiên cường. Tinh thần yêu nước, khao khát được tự do và chiến đấu luôn được ông thể hiện sâu sắc qua các trang thơ. Bài thơ” Tiếng hát đi đày” nằm trong tập thơ “Từ ấy”. Đây là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tinh thần người chiến sĩ cách mạng trong ông. Đặc biệt đoạn đầu của bài thơ vang lên với giọng điệu vô cùng tự tin, vui tươi, phấn khởi đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Khi đọc những vần thơ tươi vui trong bài thơ “Tiếng hát đi đày” ít ai có thể tưởng tượng được bài thơ lại được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt đến vậy. Tác giả đang bị chuyển từ nhà lao Quy Nhơn đến nhà lao tại Tây Nguyên, thế nhưng những vần thơ vang lên lại vô cùng phấn khởi:

Đường lên đất lạ Kon Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao.

Tác giả đã nhìn thiên nhiên không phải bằng con mắt của người trong lao tù mà đó cảm nhận của một thi sĩ tự do, tự tại với tâm hồn khoáng đạt. Người chiến sĩ ấy phóng tầm mắt ra xa, ôm trọn vẻ đẹp của thiên nhiên vào trong tâm hồn. Để rồi như cảm nhận được sự hoang sơ, khúc khuỷu nhưng vô cùng hùng vĩ của nơi đây. Phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, một con mắt tinh tế, một khao khát tự do muốn tung cánh vươn xa mạnh mẽ tác giả mới có thể viết lên những vần thơ có hồn đến vậy.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về trang phục và văn hóa (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Đặc biệt trong câu thơ tác giả sử dụng từ “đất lạ” – một từ rất đơn giản. Nhưng lại khiến chúng ta cảm nhận thấy rõ nét sự cô đơn, lạc lõng, bơ vơ của người đang phải chịu cảnh tù đày trước thiên nhiên.

Điểm đặc biệt tiếp theo của hai câu thơ này đó là cách sử dụng 2 vế đối lập. Chính việc sử dụng hai vế đối lập nhau khiến cho không gian ở trong bài thơ càng trở nên hùng vĩ, choáng ngợp nhưng lại vô cùng lạnh lẽo. Điều đó càng khắc sâu hơn sự cô đơn, hiu quạnh của người tù cách mạng . Cảm giác buồn bực xâm lấn vào trong trái tim, tác giả như một người vi hành cô độc trên con đường tìm đến với tự do.

Thế nhưng, hai câu tiếp theo lại khiến cho mọi cảnh vật có sự biến đổi khác thường. Thay vì cảnh quan hiu quạnh khiến con người cô đơn thì đó là sự nhộn nhịp vui vẻ của tiếng “thông reo”, tiếng “chim chíu chít” :

Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chút chít, ai nào kêu ai

Lời thơ như một tiếng reo vui của con người khi lạc vào khung cảnh thiên nhiên nên thơ nơi xứ lạ. Khung cảnh ấy có tiếng thông reo, có tiếng chim kêu vô cùng lãng mạn, yên bình khiến ta cảm thấy nôn nao, thú vị.

Tuy nhiên, ẩn nhẫn trong đó vẫn cảm thấy nỗi buồn thương man mác của người tù cách mạng. Tiếng chim ấy không phải là tiếng chim kêu trong buổi bình minh gọi nắng mai về hay tiếng chim reo giữa trưa hè rực nắng mà đó là tiếng “chim chiều”. Buổi chiều vốn dĩ là thời gian đoàn tụ quây quần bên gia đình vì thế đó là khoảng thời gian khiến lòng ta mềm yếu, buồn thương day dứt nhất.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh mùa xuân và tuổi trẻ trong Vội Vàng

phan tich doan dau bai tho tieng hat di day - Phân tích đoạn đầu bài thơ Tiếng hát đi đày

Giữa không gian bao la, tiếng chim chiều ấy khiến tác giả nhớ đến quê, nhớ gia đình vì thế mà lòng càng thêm cô đơn, buồn thương. Đặc biệt hơn nữa tác giả lại dùng từ “chíu chít” để diễn tả tiếng kêu của chim, tiếng kêu ấy gợi cho ta thấy sự tan tác, thê lương, trống vắng. Tiếng chim kêu da diết, não nề giữa núi rừng bạt ngàn nhưng lại không hề có sự đáp lại càng khiến thêm cô đơn, lạc lõng.

Đặc biệt câu hỏi tu từ ở cuối đoạn thơ như tiếng lòng hiu quạnh của tác giả vang lên giữa núi rừng: “ai nào kêu ai”. Một câu hỏi không lời đáp, nó giống như nỗi buồn của người chiến sĩ bị giam cầm không ai hiểu thấu. Ở tác giả lúc này đó chính là nỗi đau nước mất, nhà tan, đó là tinh thần muốn đấu tranh mãnh liệt nhưng lại bị giam hãm, tù đày.

Không ảo não, không thê lương, đầy tinh thần quật cường nhưng cũng vô cùng cô đơn lạc lõng đó chính là những gì người đọc cảm nhận được trong khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu. Mỗi câu thơ đều để lại dư âm cảm xúc mãnh liệt trong lòng người đọc về một chiến sĩ cách mạng cô độc, khao khát đấu tranh để được tự do.

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với đồng bào miền núi qua tác phẩm “vợ chồng A Phủ”

Check Also

nu sinh dien aoinh 4 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *