Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Đề bài: Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Bài làm

Một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, đó chính là bài thơ Tây Tiến. Đây là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ mang bút pháp lãng mạn, nhưng cũng đầy phong độ hào hùng của một nhà thơ chiến sĩ cách mạng, được trích trong tập “ Mây đầu ô” của tác nhà thơ Quang Dũng.

Đọc Tây tiến, ta có thể thấy cảm hứng lãng mạn của bài thơ thể hiện ở cái tôi đầy cảm xúc của tác giả. Cái tôi phát huy cao độ trí tưởng tượng, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thương, tạo ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ và tuyệt mỹ. Đây chính là cái tôi, cái tài hoa của Quang Dũng. Và đây cũng chính là dòng cảm hứng xuyên suốt bài thơ, đọng lại trong tâm trí người đọc những âm vang về con người và thiên nhiên Tây Bắc, một khung cảnh hiện lên thật trữ tình và nên thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường lát hoa về trong đêm hơi

Những câu thơ vang vọng, ngỡ như là tiếng nói, tiếng lòng, nỗi nhớ của tác giả với tình yêu canh cánh về mảnh đất ấy. Chỉ một chữ “ ơi” nhưng nặng tựa nghìn non, khiến cho câu thơ như đang chùng xuống. Sự hùng vĩ, nên thơ của núi rừng Tây Bắc hiện lên trong tâm trí qua từng câu chữ. Có lẽ thiên nhiên, đất trời nơi đây đã hòa quyện trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả. Và bằng cảm hứng lãng mạn như vậy, nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hùng tráng của vùng rừng núi Tây Bắc:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Quang Dũng đã vẽ lên một bức tranh hùng tráng, hiểm trở và khúc khuỷu của vùng rừng núi Tây Bắc. Hai từ láy khúc khuỷu và thăm thẳm được tác giả đặt cạnh nhau, như một dụng ý nghệ thuật để tôn lên vẻ đẹp không nơi nào có được của vùng Tây Bắc. Không chỉ vậy, hình ảnh “ súng ngửi trời” rất có sức nặng trong đoạn thơ, vừa mang ý nghĩa lãng mạn, lại gợi lên sự hùng vĩ của thiên nhiên. Sự kết hợp vô cùng hoàn hảo. Giữa lúc chiến tranh ác liệt, nhưng tinh thần lãng mạn của những người chiến sĩ vẫn luôn tràn đầy sục sôi.

Hình ảnh trùng trùng điệp điệp, tuyệt đẹp của dòng thác chảy nơi sườn núi khiến người đọc lạc vào thế giới khác. Câu thơ như bị bẻ đôi thành hai mảnh, lắng đọng trong lòng người đọc sự bình yên, lãng mạn nhất. Những mệt mỏi, đau thương của người lính như tiêu tan đi mất khi nhìn cảnh thiên nhiên ở đằng xa.

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.

Hai câu thơ cũng thể hiện sự hùng hồn, bi tráng của bài thơ. Tác giả dùng hai từ láy “ chiều chiều” và “ đêm đêm” để chỉ thời gian, gợi ra một không gian sâu lắng với âm thanh dữ tợn của núi rừng.

Xem thêm:  Soạn bài luật thơ

Nhưng ở câu thơ tiếp, giọng thơ lại bỗng nhiên chuyển đổi sang cuộc sống bình dị, êm ấm miền Tây Bắc:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi,.

Cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp, nên thơ và trữ tình.

Đêm trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Ở đoạn thơ tiếp theo này, khung cảnh hùng tráng của bài thơ có lẽ đã nhường chỗ cho không gian nên thơ, tuyệt đẹp nơi đây. Không gian bỗng như sáng bừng lên với từ “ bừng”. Giữa cuộc sống khó khăn, vất vả, nhưng tình yêu của người dân miền núi dành cho những chiến sĩ lại vô cùng chân thực.

Quang Dũng đã phác họa vô cùng thành công bức tranh hùng tráng, trữ tình. Mặc dù con đường chiến đấu còn rất gian nan, nhưng những người chiến sĩ vẫn luôn giữ được sự yêu đời, lạc quan ở trong trái tim:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Bốn câu thơ tưởng đơn giản nhưng đã lột tả được tất thảy sự dũng cảm, hy sinh, cũng như tình yêu và tinh thần quyết tâm cống hiến cho nước nhà của người lính. Cho dù có khó khăn gian khổ đến thế nào, nhưng ở trong trái tim họ vẫn tràn đầy mộng mơ. Chiến tranh, chết chóc, đau thương, nhưng bức tranh hiện lên trong thơ Quang Dũng không hề đau đớn, bi lụy. Đây chính là tinh thần đáng quý của người lính cụ Hồ.

Xem thêm:  Top 525+ stt hay khi đăng ảnh câu like gây sốt của giới trẻ

Qua bài thơ Tây Tiến, ta có thể nhận ra cảm hứng lãng mạn và tinh thân bi tráng chính là điểm sáng, tạo nên sức hấp dận của cả bài thơ. Tây Tiến là một bài thơ vô cùng đẹp và để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc.

Nguồn: Tài liệu trực tuyến

Check Also

bieu cam ve mai truong than yeu 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *