Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang để thấy được nỗi nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan
Hướng dẫn
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà nỗi buồn thầm lặng của chính tác giả như thế nào? Em hãy phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang để thấy được nỗi buồn thầm lặng này.
I. Dàn ý chi tiết cho đề bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
1. Mở bài
Giới thiệu nỗi nhớ nước thương nhà nỗi buồn thầm lặng của Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang: Đặc biệt trong số đó có bài thơ “Qua Đèo Ngang”, là một bài thơ Đường luật, nói lên tấm lòng, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được nỗi buồn thầm lặng của bà trong bài thơ này
2. Thân bài
- Nỗi nhớ quê nhà trước cảnh vật khi chiều tà: Chiều tà là khoảng thời gian cuối ngày, kết thúc một ngày làm việc và lao động, mọi hoạt động của con người ngừng nghỉ tại đây. Đây chính là thời điểm xum vầy gia đình, gợi nhắc tới sự đoàn viên
- Nỗi lòng nhớ nước và quê hương da diết: Tiếng chim cuốc nhưng lại kêu “quốc quốc”, đây là một nghệ thuật chơi chữ của nhà thơ, bày tỏ rằng tiếng kêu ấy hướng về tổ quốc, quê hương.
- Nỗi thương nhà, gia đình và người thân: Ngoài nỗi nhớ nước, quê hương, tác giả còn bày tỏ nỗi thương nhà, thưng gia đình. “Gia gia” ở đây chính là nhắc tới gia đình, người thân của nữ thi sĩ
- Tâm sự thầm kín và nỗi buồn thầm lặng của tác giả: Đó là những tâm sự chất chứa trong lòng tác giả mà bà chẳng thể san sẻ, dãi bày cùng ai, chỉ đành ấp ủ riêng mình “ta với ta”.
3. Kết bài
Ý nghĩa của bài thơ: Như vậy qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của một con người xa quê. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng cô đơn lạc lõng của nữ thi sĩ nơi đất khách quê người.
Bài viết liên quan đến bài thơ Qua Đèo Ngang:
>>Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
>>Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
>>Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Văn phân tích lớp 7 đặc sắc nhất
>>Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ trong đoạn văn bản ở tác phẩm Qua Đèo Ngang
II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam với rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu có giá trị cho tới ngày nay. Đặc biệt trong số đó có bài thơ “Qua Đèo Ngang”, là một bài thơ Đường luật, nói lên tấm lòng, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được nỗi buồn thầm lặng của bà trong bài thơ này.
Vốn là một người yêu quê hương và gắn bó với quê hương, nên khi phải xa nhà, xa quê hương, tác giả đã không giấu khỏi những nỗi buồn man mác về nhớ nhà, nhớ quê hương. Mở đầu bài thơ là cảnh chiều tà trên Đèo Ngang, gợi không gian u buồn và nỗi nhớ quê nhà:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Chiều tà là khoảng thời gian cuối ngày, kết thúc một ngày làm việc và lao động, mọi hoạt động của con người ngừng nghỉ tại đây. Đây chính là thời điểm xum vầy gia đình, gợi nhắc tới sự đoàn viên, vì vậy đã khiến cho ngườ xa quê như tác giả buồn man mác. Hình ảnh cỏ cây hiện lên cũng làm tô đậm khung cảnh hoang sơ, um tùm cà chen chúc của cỏ cây, tạo cảm giác rợn ngợp, trống vẵng, bủa vây người thi sĩ.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Trong khung cảnh chiều tà trống vắng ấy, Bà Huyện Thanh Quan đã thu vào mắt mình bóng dáng của con người, nhịp sống bình dị của mảnh đất nơi đây. Vài chú tiều đang lom khom vừa đi vừa vừa nhặt củi và có thể đang trên đường về nhà. Bóng dáng ấy gợi lên sự cô độc của tác giả đang bơ vơ nơi đất khách quê người, phải bước tiếp chứ không được trở về nhà. Rồi xa xa bên sông kia là những mái nhà chợ “lác đác”, cảnh tượng ấy thật đìu hiu và cô quạnh, sự xuất hiện của mái nhà và con người không những chẳng giảm đi vẻ hoang vắng của khung cảnh mà còn làm tăng thêm sự cô đơn và lạc lõng trong lòng tác giả – một người tha phương xa quê.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Bức tranh đầy tâm trạng của tác giả đã được mở ra, bộc lộ rõ nét nỗi nhớ thương quê nhà da diết và cồn cào. Nhà thơ đã dùng hình ảnh con chim cuốc thân thuộc gần gũi để nói về nỗi nhớ quê hương. Tiếng chim cuốc nhưng lại kêu “quốc quốc”, đây là một nghệ thuật chơi chữ của nhà thơ, bày tỏ rằng tiếng kêu ấy hướng về tổ quốc, quê hương. Ngoài nỗi nhớ nước, quê hương, tác giả còn bày tỏ nỗi thương nhà, thưng gia đình. “Gia gia” ở đây chính là nhắc tới gia đình, người thân của nữ thi sĩ.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Đây là giây phút nhà thơ lắng đọng những cảm xúc của mình khi đứng trên một vùng đất mới mẻ. Đó là những tâm sự chất chứa trong lòng tác giả mà bà chẳng thể san sẻ, dãi bày cùng ai, chỉ đành ấp ủ riêng mình “ta với ta”.
Như vậy qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của một con người xa quê. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng cô đơn lạc lõng của nữ thi sĩ nơi đất khách quê người.
Theo Tapchivanhoc.com