Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Văn lớp 8).

Bài làm

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Và bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của ông là bài thơ “Ông đồ”.

Hình ảnh ông đồ đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân mỗi dịp Tết đến xuân về:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Đó là hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông có mặt trên phố trong thời khắc hoa đào nở như một điều gì đó không thể thiếu. Chính tài viết chữ của ông đã góp thêm vào không khí nhộn nhịp, náo nức của phố phường. Khổ thơ đầu tiên đã giới thiệu về hoàn cảnh xuất hiện của ông đồ. Ông xuất hiện giữa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới hết sức thiêng liêng. Nơi làm việc của ông là ở “bên phố”. Hành trang của ông là mực tàu, giấy đỏ, những câu đối hay, ý nghĩa.

Tài năng của ông được mọi người ngợi khen tấm tắc, bởi những nét chữ của ông như phượng bay, rồng múa. Chơi chữ là một thú vui tao nhã của nhân dân, nó trở thành một nét đẹp truyền thống của nền văn hóa dân tộc ta từ bao đời. Người ta không chỉ yêu thích những câu đối, những con chữ mà còn kính trọng cả người viết chữ. Ông đồ là một người dạy học chữ nho thời xưa, vì thế ông rất am hiểu nền Hán học. Những người thuê viết đều thán phục trước tài năng của ông, họ biết trân trọng cái hay, cái đẹp trong cuộc sống nói chung và trong nghệ thuật nói riêng.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên

Biện pháp so sánh đã thể hiện được tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho ông đồ và nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Tết là dịp để ông đồ trổ tài, ông như một người nghệ sĩ tài hoa. Màu sắc của hoa đào, sự nhộn nhịp của con người cùng với mực tàu, giấy đỏ đã tạo nên không gian của thời đắc ý, trở thành trung tâm của sự chú ý được mọi người ngưỡng mộ.

Hai khổ thơ tiếp theo là hình ảnh ông đồ ở hiện tại, ở thời thất thế đầy xót xa và nuối tiếc:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”.

Cảnh tượng vắng vẻ, quạnh quẽ đến thê lương, ông đồ vẫn ngồi bên hè phố nhưng trong không khí lạnh lẽo của cảnh vật và sự thừ ơ, lãng quên của người đời chứ không phải được mọi người nhớ đến, ngưỡng mộ như thời còn đắc ý. Trước sự hờ hững của con người, cảnh vật cũng mang tâm trạng buồn bã:

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Phép nhân hóa như tô đậm thêm nỗi buồn, nó đọng lại không tan và đó là một thực tế bẽ bàng vừa nói lên bi kịch trong tâm trạng vừa nói lên một sự sụp đổ hoàn toàn của hình ảnh ông đồ. Ông đồ vẫn ngồi đó nhưng người ta đã quên đi sự có mặt của ông, coi ông như vô hình. Ngoài trời mưa bụi, lá vàng rơi trên những tờ giấy không một ai thuê viết. Đó là nỗi buồn của cảnh vật hay của chính lòng người?

Xem thêm:  Dàn ý bài nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Tâm sự và nỗi lòng thương xót của Vũ Đình Liên được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ cuối:

“Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Tết năm nay hoa đào vẫn nở như thường lệ, dòng đời vẫn cứ chảy trôi nhưng hình ảnh ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng. Những người muôn năm cũ, những người trước đây thuê ông đồ viết chữ nay đã đi đâu hết? Phải chăng tâm hồn của họ không dành cho nét văn hóa truyền thống ấy nữa, họ đang bận thích nghi với sự du nhập của nền văn hóa phương Tây.

Bài thơ có sự kết hợp đầu cuối tương ứng, nếu mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ thời đắc ý thì kết thúc bài thơ là hình ảnh của ông đồ khi thất thế. Hình ảnh ấy đã gợi bao xót thương, nuối tiếc cho bạn đọc. Vũ Đình Liên đã sử dụng linh hoạt thể thơ năm chữ trong việc diễn đạt tình cảm cùng các biện pháp tu từ đã tạo nên sự thành công của tác phẩm. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Tả về người ông hay bà của em

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *