Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” để làm rõ niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ: “Ông đồ” để làm rõ niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên (Văn lớp 8).

Bài làm

Nhắc đến Nho học mà không nhắc đến hình ảnh ông đồ thì quả là một thiếu sót lớn. Hình ảnh ấy đã đi vào thơ ca của Vũ Đình Liên với một niềm cảm thương chân thành về một lớp người và thể hiện lòng hoài niệm một thời đã qua của tác giả.

Đây là hình ảnh chủ đạo của toàn bộ bài thơ được Vũ Đình Liên miêu tả, tái hiện qua hai thời kì: thời đắc ý và khi thất thế. Mở đầu bài thơ là ông đồ thời đắc ý.

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Ông đồ thường xuất hiện vào dịp Tết đến xuân về bên con phố nhộn nhịp người qua lại. Người ta ngưỡng mộ tài viết chữ của ông và đến để thuê ông viết chữ hay những câu đối để treo trong nhà ngày Tết. Đây là nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Tài viết chữ của ông đồ có thể được sánh ngang bằng với những người nghệ sĩ, bởi nét chữ của ông như “phượng múa rồng bay” rất tài hoa. Ông được mọi người tôn trọng, thán phục bởi tài năng viết chữ.

Xem thêm:  Thuyết minh về một di tích lịch sử (Văn Miếu Quốc Tử Giám)

Ông là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học xưa, là nhân vật trung tâm của thời kì nền nho học còn thịnh hành và phát triển rực rỡ. Người ta nhớ tới ông là nhớ tới những nét chữ tài hoa của một con người có học thức. Hình ảnh ông đồ đã trở thành quen thuộc và gần gũi đối với mỗi chúng ta.

Nhưng sự thất thế của nền Hán học đã kéo theo sự lãng quên của mọi người đối với ông đồ nói riêng và đối với một truyền thống văn hóa nói chung.

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?”

Câu hỏi được bật lên trong niềm xót xa, thương cảm. Ông đồ vẫn ngồi bên con phố đông người qua lại nhưng dường như mọi người phủ nhận sự xuất hiện của ông. Cảnh vật thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của lòng người.

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Và: “Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Tâm trạng của con người đã nhuốm sang cảnh vật, giấy đã nhạt dần màu đỏ, mực tàu đọng lại trong nỗi buồn, lá vàng rơi dưới trời mưa bụi gợi một cảm giác thê lương khó tả. Cảnh mưa bụi ấy đã khiến chúng ta có thể cảm nhận được một không gian ảm đạm, lạnh lẽo, một cảm giác buồn man mác nhưng lại tan nát cả cõi lòng khi nét văn hóa truyền thống đó bị mai một, quên lãng.

Xem thêm:  Viết 8 – 10 dòng tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao

Niềm cảm thương cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên được thể hiện rõ nhất ở khổ thơ cuối bài:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Hoa đào vẫn nở như một quy luật của tự nhiên nhưng ông đồ đã vắng bóng? Ông ở đâu trong xã hội mà nền nho học suy tàn này? Và cả những người ngày xưa từng thuê ông viết chữ, họ ở đâu? Liệu rằng họ cũng thương cảm với số phận của ông hay họ đang hứng thú với một nền văn hóa mới mà lãng quên đi truyền thống văn hóa dân tộc đã một thời họ trân trọng? Một lớp người từng ngợi ca, trân trọng nét đẹp truyền thống đã vắng bóng.

Câu hỏi cuối bài thơ như lời chất vấn của chính tác giả. Nó gợi bao niềm cảm thương sâu sắc, tiếc nuối đến ngậm ngùi cho những giá trị của quá khứ đã mất đi. Tết đến, người ta tìm về với mái ấm gia đình còn ông đồ và những người như ông đang phiêu dạt nơi đâu? Đó là một câu hỏi tu từ gợi nhớ hồn xưa và gợi nhắc đến lòng trắc ẩn của mọi người. Nỗi xót xa về một lớp người và lòng hoài niệm về một thời đã qua của Vũ Đình Liên đã được thể hiện rất rõ nét trong bài thơ này qua hình ảnh ông đồ ở thời kì vàng son và thất thế.

Check Also

nu sinh dep mo95757972 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *