Phân tích bài Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Phân tích bài Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy viết bài phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Mở bài Phân tích bài Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Thôi Diệu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông là người tài giỏi trên lĩnh vực văn thơ tuy những tác phẩm của ông không nhiều nhưng tác phẩm nào ông viết cũng đánh dấu sự lớn mạnh của thơ Đường. trong đó tiêu biểu là bài thơ: hoàng Hạc Lâu.

Thân bài Phân tích bài Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Hoàng hạc Lâu là một bài thơ hay nhưng hơi nhuộm màu buồn bởi từng câu từng câu từng chữ trong bài đều có nhịp chậm rãi nhẹ nhàng, da diết vào lòng người. Đồng thời bài thơ Hoàng Hạc Lâu muốn gửi gắm người đọc về tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái và sự được mất ở trong cuộc đời.

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ

Mở đầu bài thơ tác giả đã gợi ra cảnh man mát buồn. Tác giả mượn “Hạc vàng” trong thuyết của Phí Văn Vi. Hoàng Hạc Lâu là một danh lam thắng cảnh ở ở Trung Quốc. ở nơi đây sương khói mờ nhân ảo tương truyền Phí Văn Phi tu tiên đắc đạo hay cưỡi hạc vàng về đây ngao du.Như vậy qua câu đầu ta thấy tác giả ý muốn gửi gắm những trang lịch sử đến người đọc về truyền thuyết nơi đây. Trước chói chang, hào hùng như vậy mà nay tác giả lại nói “còn trơ” thể hiện sự hoang sơ và lạc lõng. Tác giả thật hay đã sử dụng biện pháp đối lập trước và sau để người đọc thấy rõ hơn sự khác biệt trước và sau. Trước đẹp đẽ đến mấy thì giờ hoang tàn cũng vậy. câu thơ thật buồn và nhịp thơ thật da diết não nề.

Xem thêm:  Cảm nhận của anh chị về những ngày đầu tiên bước vào trường Trung học phổ thông

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Hai câu thơ này tác giả như muốn nói về quá khứ và hiện tại. “Hạc vàng” là biểu trưng cho quá khứ khi hạc vàng bay mấy thì nơi đây chẳng còn có ý nghĩa gì và trở nên hoang sơ và tàn tạ. “Mây trắng” là sự biểu trưng cho hiện tại. Theo tác giả chốn bồng lai tiên cảnh ngày xưa nay hoang vu chỉ còn mây trắng vẫn bay đi bay lại. Tác giả hoài niệm lại những kỉ niệm đã qua và thấy tiếc nuối xót xa mặc dù thời gian trôi đi rất lâu rồi chuyện cũng đã cũ nhưng mỗi khi nhắc lại tác giả vẫn cảm thấy xót xa.

Từ đây ta thấy được tâm trạng của nhà thơ rất buồn. Trong lòng chất chứa một tâm sự lớn đang đè nặng chất chứa đầy trong trái tim của mình.

Hán Dương sông tạnh cây bày

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Thường thì người ta nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì thế Hán Dương và Anh Vũ là những địa danh đẹp ở Hoàng Hạc Lâu cùng với thiên nhiên cỏ non sông lặng trước đẹp là vậy mà bây giờ cũng cô liêu và hoang vu khiến con người càng thêm buồn. Đây là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất đặc biệt của Thôi Hiệu. Tác giả đứng một mình trên lầu cao lúc trời đã xế chiều và rồi bóng Lầu Hoàng Hạc bắt đầu mờ dần. Nhưng tác giả vẫn cứ đứng mãi nhìn mãi, nhìn mãi ra xung quanh như để tìm kiếm một thứ gì rất đặc biệt quan trọng. Thứ mà tác giả đang muốn tìm đó chính là quê hương của mình: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị? ”. Câu hỏi tu từ thật xao xuyến xót xa khiến người đọc cũng thấy xót xa cho tác giả.

Xem thêm:  Suy nghĩ về vấn nạn bạo hành trẻ em.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói song cho buồn lòng ai

Hoàng hôn đã xuống rồi mà sao mãi tác giả vẫn chưa nhìn thấy quê hương mình đâu. Mà đâu đó “ trên sông khói trắng” ý chỉ con sông nước lúc này đã phủ đầy sương khói tạo nên sự huyền ảo và buồn nhẹ nhàng. Một nỗi buồn cứ dai giẳng mãi trong tâm trí của nhà thơ, nhà thơ nhớ quê hương nhưng không biết phải làm như thế nào. Trong khi bản thân vẫn muốn cố tìm hình bóng quê hương của mình. Hình ảnh ấy đã được tái tạo, được nhập thân vào hồn thơ dân tộc ta, làm nên vẻ đẹp phong vị Đường thi cổ kính, hoa lệ:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(“Tràng Giang” – Huy Cận)

Hay:

“Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng.”

(Thâm Tâm)

Kết luận Phân tích bài Hoàng hạc lâu của Thôi Diệu

Như vậy qua bài thơ Hoàng Hạc Lâu ta thấy được tâm sự thầm kín của tác giả. Thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của ông. Những vần thơ ông viết ra đã đưa người đọc biết được những cảm xúc thật của chính mình. Đồng thời tác giả đã khiến cho thơ Đường Trung Hoa có một bước tiến mới trong phong cách sáng tác với những đột phá khác thường.

Xem thêm:  Phân tích bài Thơ hai cư của Ba sô (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *