Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập (có dàn ý và bài làm chi tiết)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: dẫn dắt vấn đề nghị luận
Một trong những vấn đề, vẫn được xem là nhức nhối trong xã hội hiện nay, đó chính là bệnh thành tích trong học tập. Vấn đề này không phải ảnh hưởng đển một cá nhân, một học sinh, mà còn là căn bệnh mang tính dây truyền, có thể gây mất công bằng, nhức nhối trong toàn xã hội.
2. Thân bài:
– Giải thích: bệnh thành tích trong học tập là việc con người cố theo đuổi lấy dư danh, danh vọng mà không đúng với khả năng, thực lực của mình. Dù trên thực tế không đạt được nhưng vẫn tìm mọi cách để giành lấy thành tích bằng mọi giá.
– Nguyên nhân: từ phía xã hội: sức ép từ dư luận, từ cộng đồng, luôn nhìn một phía để đánh giá năng lực cá nhân một người.
+ Từ phía gia đình: sự kì vọng của người thân
+ Bản thân: thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, nhu nhược, thiếu sáng suốt tỉnh táo.
– Thực trạng: không chỉ gây ra căn bệnh cho cá nhân, mà còn khiến ta ảo tưởng năng lực của mình. Dễ dàng mắc sai lầm, sa ngã, đến khi đòi hỏi bộc lộ khả năng thực chất. Trở thành vấn đề cộng đồng đáng lo ngại, gây cản trở chất lượng của cả một cộng đồng lao động.
– Giải pháp: từ cộng đồng gia đình: có thái độ tích cực hơn, hiểu và chấp nhận với thành công hay thất bại.
+ Cần nâng cao chất lượng giáo dục, học tập, để học sinh trở nên nghiêm túc hơn, có các giải pháp nghiêm minh, nghiêm khắc đối với những học sinh có những hành vi gian lận trong học tập và thi cử.
+ Cá nhân: không nên có cái nhìn tiêu cực, cần tỉnh táo, sáng suốt, và không ngừng nỗ lực. Có thái độ cởi mở hơn với thất bại để đón nhận kinh nghiệm bài học.
+ Cần hiểu rằng học tập không phải là việc ngày một ngày hai, mà là công việc suốt đời, như câu nói của Lenin: học, học nữa, học mãi.
– Liên hệ bản thân, mở rộng vấn đề: là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi bạn học sinh cần hiểu rõ mục đích học tập mang lại cho mình, qua đó có ý thức cố gắng học tập chăm chỉ, nghiêm tục, học cho mình để nâng cao năng lực thực chất cho mình đó mới là điều quan trọng nhất.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Nêu cảm xúc của bản thân.
Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập
Bài làm tham khảo
Một trong những vấn đề, vẫn được xem là nhức nhối trong xã hội hiện nay, đó chính là bệnh thành tích trong học tập. Vấn đề này không phải ảnh hưởng đển một cá nhân, một học sinh, mà còn là căn bệnh mang tính dây truyền, có thể gây mất công bằng, nhức nhối trong toàn xã hội.
Hơn ai hết, là những bạn học sinh theo học trên ghế nhà trường, giảng đường đại học hiểu về những vất vả mà mình buộc phải trải qua. Học tập là một quá trình lao động trí óc lâu dài và đòi hỏi nhiều công sức, vì vậy ngoài nỗ lực cố gắng để đánh đổi lấy thành công thực sự từ con chữ, nhiều người lại lấy đó làm thứ để khiến mình trở nên nổi bật, coi việc thành bại trong học tập dưới một góc độ tiêu cực khác, và từ đó tạo nên thứ gọi là bệnh thành tích trong học tập.
Bệnh thành tích, là khi mỗi người, xác định từ đầu sai hướng đi cho mình, không xác định được đúng mục đích từ việc học tập lấy lợi ích, những hiểu biết, kiến thức, lấy sự trau dồi rèn luyện trong học tập để phát huy những lỗ hổng cho mình, để mình thêm kiến thức. Mà coi đó là thứ để đánh giá giữa người với người, lấy tranh đua làm động lực, bất chấp bằng mọi cách. Dù biết rằng mọi thứ luôn diễn ra dưới góc độ 2 mặt của một vấn đề, một học sinh có thể lấy việc tranh đua trong học tập, để khiến bản thân mình thêm cố gắng, có ý chí vươn lên trong học tập, đó là một sự đúng đắn, nhưng, mặt khác, lại lấy điểm số làm thước đo, bằng việc quay cóp, chép bài của bạn để mình tốt hơn, một cách “hữu danh vô thực” điểm số không thực chất, đó là những nạn nhân mắc căn bệnh thành tích. Bệnh thành tích khiến chúng ta có cảm giác mình là người thắng cuộc, có lợi, vì những vì nó đem lại là những vinh dự, là điểm số cao, nhưng thực ra mọi thứ đều như một tờ giấy trắng, không có ý nghĩa, nhất là trong việc học tập, bởi học tập là một quá trình tích lũy kiến thức theo bề sâu, phải học từ bản chất, cối lõi, từ đó mỗi ngày học, mỗi năm học, mỗi cấp học, chúng ta được nâng dần kiến thức, như một tòa tháp được xây dựng vững chắc từ nền móng. Hiểu được điều này ta càng thêm đáng lo ngại về căn bệnh thành tích trong học tập hiện nay, không chỉ khiến chất lượng giáo dục, chất lượng học sinh ngày càng trở nên yếu kém, mà còn khiến tương lai của cả một đất nước bị suy giảm, mất dần giá trị thực, những con người thực, để bước chân ra ngoài xã hội, làm những công việc đòi hỏi thực lực thực sự. Nếu như vậy, ta luôn phải tự đặt cho mình một câu hỏi, điều đó có là đúng đắn? Điểm số, thành tích có còn quá quan trọng đến mức ta phải như vậy hay không?
Bệnh thành tích vốn không phải bắt nguồn từ một phía, xã hội cũng chính là một nguyên nhân khách quan tác động vô cùng lớn tới điều này. Việc thúc ép con em mình phải học giỏi, lí do “con nhà người ta” luôn là một nỗi ám ảnh của xã hội dành cho những người đi học, vì vậy bị nỗi sợ lấn át, sợ bị chỉ trích, bản thân lại thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, thiếu tỉnh táo sáng suốt, nên dần dần bị lầm đường lạc lối, “hữu danh vô thực” đánh mất chính mình. Noi theo những tấm gương như Edison, sáng chế 10.000 lần thất bại, bị coi là người “thiểu năng trí tuệ” nhưng chính ông đã vượt lên trên cả sự nỗ lực, vượt lên trên cả định kiến áp đặt về mình, vì lí do đó, khiến ông trở thành một trong những nhà phát minh không những tài giỏi mà còn là tấm gương sáng ngời cho tất cả mọi người.
Hiểu được nguyên nhân thực trạng hiện nay, diễn ra ngày càng nhiều và luôn là vấn đề nóng trong học tập cộng đồng. Ta cần nhận thức đúng đắn vấn đề hơn nữa, hiểu rõ vai trỏ việc học tập, không chỉ có kiến thức, mà quan trọng còn dạy cho ta đạo đức, đạo làm người, biết phân biệt phải trái đúng sai và có hướng đi đúng đắn. Rèn luyện bản lĩnh từ chính bản thân mình, biết chấp nhận trước thất bại và không bị mù quáng khi chiến thắng. Thiết nghĩ, đó chính là điều quan trọng khiến bệnh thành tích có thể bị đẩy lùi theo thời gian.
Nguyễn Bích Ngọc
Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái