Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

Hướng dẫn

Đề bài: Nghị luận thế nào là tự trọng – Tự trọng quan hệ đối với cách ứng xử như thế nào?

Mở bài Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

Nhân cách của con người được tạo ra từ rất nhiều các đức tính khác nhau, nhưng có lẽ quan trọng và cần thiết nhất là lòng tự trọng. Đặc biệt trong cách ứng xử, lòng tự trọng có vai trò to lớn hơn bao giờ hết.

Thân bài Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản thân mình, biết mình là ai, có những gì và luôn bảo vệ những thứ tốt đẹp, phẩm chất quý báu của bản thân, không để ai xâm phạm vào những điều ấy. Trong việc ứng xử, lòng tự trọng là một bức tường lịch sự, giúp con người đối xử với nhau chừng mực và có văn hóa, chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau, những gì mà chúng ta bảo vệ ở bản thân mình chắc chắn người khác cũng vậy. Từ đó tạo nên một cách ứng xử thông minh, hòa thuận.

Lòng tự trọng mang đến rất nhiều điều tích cực. Lòng tự trọng thường đi liền với cái tôi cá nhân. Người có lòng tự trọng là người cho dù không học bài cũng sẽ không coi cóp trong giờ kiểm tra, trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì nhất định sẽ giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực, góp phần xây dựng nhân cách con người với những phẩm chất tốt đẹp.Sự xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp nhờ một phần không nhỏ vào lòng tự trọng. Sống trong một cộng đồng có sự liên kết giữa người với người, không ai có thể sống một mình được, thế nên việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là hết sức cần thiết. Nếu có lòng tự trọng, bạn sẽ biết cư xử đúng mực, không việc ra khỏi những luân lí trong cuộc sống, việc đó sẽ giúp các mối quan hệ được tốt đẹp hơn. Không ai muốn làm quen với một người thất hứa nhiều lần, hay trễ hẹn và không biết sửa sai cả! Cạnh đó, lòng tự trọng cũng giúp chúng ta dừng lại trước ranh giới thiện và ác, ngăn chúng ta trước những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ biết bảo vệ nó và hành xử sao để giữ được cho bản thân mình những giá trị vốn có.

Đặc biệt, cần phân biệt lòng tự trọng với tính sĩ diện. Người có lòng tự trọng chính là biết ứng xử sao cho giữ được cho mình lòng tin, sự tín nhiệm với mọi người xung quanh. Họ sẽ nhanh chóng có những mối quan hệ tốt và đáng tin cậy. Người mang trong mình tính sĩ diện thì ngược lại, họ luôn có thái độ khinh thường người khác và thích khoe khoang, chứng tỏ bản thân. Những người như thế sẽ nhận được sự xa lánh của mọi người và những mối quan hệ không mấy tin tưởng.

Giữ gìn lòng tự trọng thì khó nhưng đánh mất nó thì rất dễ dàng. Lòng tự trọng mà bấy lâu nay bạn gìn giữ có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm với người khác trong cuộc sống. Lòng tự trọng có vai trò rất lớn trong ứng xử, mất nó, những mối quan hệ sẽ trở nên thật tồi tệ bởi sự mất kiểm soát của cả hai bên. Vì vậy việc rèn luyện lòng tự trọng là điều hết sức cần thiết. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác, luôn nhắc nhở chính mình phải giữ lòng tự trọng của bản thân. Ngoài việc giữ gìn chúng ta rèn luyện lòng tự trọng bằng cách sống ngay thẳng, chân chính, không gian lận, sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm chính mình, có sai thì phải xin lỗi và thực lòng sửa chữa. Lòng tự trọng không có nghĩa là bảo vệ bản thân mình đến cùng, cần biết nhận lỗi và tiếp thu những ý kiến để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy ngắn gọn hay

Trong cuộc sống, bạn ứng xử với người khác thế nào thì sẽ nhận lại được điều tương tự như vậy. Khi bạn hòa nhã thân thiện với người khác thì họ cũng vậy. Xây dựng hình tượng đẹp trong mắt người khác là không hề dễ dàng. Bên cạnh việc chú ý cách ứng xử,chúng ta cũng cần rèn luyện vẻ đẹp tâm hồn của mình. Có một tâm hồn đẹp mới có một lối sống đẹp được.

Kết luận Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

Lòng tự trọng là đức tính cơ bản và cần thiết mà một người có phẩm chất tốt phải có. Có lòng tự trọng, mới có thể ứng xử đúng đắn, lịch sự, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ.Những người có lòng tự trọng sẽ luôn biết ứng xử thông minh để bản thân mình luôn giữ được giá trị đồng thời giúp người khác nhận ra được những giá trị của họ.

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Biểu cảm về cây phượng lớp 7

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *