Nêu xuất xứ, thể thơ và chủ đề bài thơ Nam quốc sơn hà

Nêu xuất xứ, thể thơ và chủ đề bài thơ Nam quốc sơn hà

Hướng dẫn

Trong lúc cuộc giao tranh đang diễn ra dữ dội và ác liệt, giữa đêm khuya từ đền Trương Hống Trương Hát có tiếng thơ văng vẳng cất lên:

‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lổ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư’

Bài thơ vốn không có nhan đề; vẫn được gọi là bài thơ ‘Thần’. Nhan đê ‘Nam quốc sơn hà’ là do các nhà văn học, sử học sau này đặt ra. Tương truyền bài thơ này do Lí Thường Kiệt viết ra, để khích lệ và động viên ba quân, tướng sĩ quyết chiến quyết thắng quân xâm lược.

‘Nam quốc sơn hà’được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc (chữ thứ 2 là quốc -> trắc), có ba vần bằng: ‘cư – thư – hư’.

Cụ Lè Thước và cụ Nam Trân đã dịch thành thơ thất ngôn tứ tuyệt, luật bằng (Núi sông -> sông là bằng), vần trắc: ở – sở – vỡ. Núi sông cũng có nghĩa như sông núi. Nếu viết thành: ‘Sông núi nước Nam vua Nam ở’ như sách Ngữ Văn 7 cửa NXB Giáo dục là sai luật thơ. Đây là bản dịch thơ của hai cụ:

‘Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xử sở.

Xem thêm:  Anh (chị) hãy bình giảng bài thơ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vỡ’

(Theo ‘Thơ văn Lý – Trần’, tập I)

Chủ đề:

Bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’ tự hào khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Đại Việt, căm thù lên án giặc Tống xâm lược, và chỉ rõ quân giặc sẽ thất bại thảm hại.

‘Nam quốc sơn hà’mang ý nghĩa lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *