Khái quát nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

Khái quát nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

Hướng dẫn

Đề bài: Mượn hình ảnh bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công ẩn dụ đầy đặc sắc về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Dựa vào văn bản thơ đã học, các bạn hãy trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước.

I. Dàn ý chi tiết cho đề khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Hồ Xuân Hương cái tên quen thuộc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người yêu thơ văn dân tộc. Và bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ chính là bài thơ có lẽ được nhiều người biết đến nhất, đây cũng chính là bài được đánh giá là xuất sắc và hay nhất của nữ thi sĩ. Không chỉ nội dung và cả nghệ thuật của bài thơ cũng vô cùng tài tình và ý nghĩa.

2.Thân bài

– Nội dung và nghệ thuật qua hai câu thơ đầu:

+ Hồ Xuân Hương chính là một nhà thơ với phong cách ngôn nhưng lại vô cùng thật, thơ của bà hầu hết là nói về những bất và số phận lênh đênh của người phụ nữ tài sắc nhưng phận bạc. câu thơ đầu tiên chính là hình ảnh của người phụ nữ qua hình ảnh của chiếc bánh trôi nước “vừa trắng vừa tròn”

+Hình ảnh quen thuộc là chiếc bánh trôi với những đặc điểm cơ bản “trắng, tròn”.

+Màu trắng chính là màu của bột nếp, qua bàn tay của người làm bánh mới có được thứ bánh vừa tròn vừa trắng, ăn lại mềm mại, nồng đượm. đọc ngay từ đầu đến cuối bài thơ là quá trình làm nên một chiếc bánh trôi nhưng đằng sau chiếc bánh trôi đó lại là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

=> Bút pháp nghệ thuật tả thực chính là sự tài tình trong cách tạo nên những vần thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

+Câu thơ thứ hai lại là một kinh nghiệm khác của người làm bánh. Đó là cách luộc những chiếc bánh trôi:

Câu thơ thứ hai chính là quá trình chiếc bánh trôi được làm chín, hình ảnh “bảy nổi ba chìm” như chính số phận của người phụ nữ, số phận, cuộc đời của họ đến chính họ cũng thể quyết định được.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi qua bài Côn Sơn ca

=> đọc đến đây ta cảm tưởng như chỉ là câu thơ luộc bánh bình thường nhưng đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Nó cũng lênh đênh chìm nổi giữa dòng đời đầy rẫy những bất công của xã hội phong kiến hà khắc

-Nội dung và nghệ thuật qua hai câu thơ cuối:

+“Rắn nát mặc dầu” họ đâu có thể chống lại được những luật lệ hà khắc đó chính vì vậy đành cam chịu “mặc dầu”.

+Nhưng dù có bị vấy bẩn, bị chà đạp, bị ức hiếp, bị coi thường nhưng những người phụ nữ họ vẫn luôn giữ được tấm lòng son sắc thủy chung của mình “vẫn giữ tấm lòng son”.

+Giống như cây sen thơm ngát, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa đã khắc họa rõ nét và gây ấn tượng mạnh đối với người đọc

+Bánh trôi nước là một bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay cả về nội dung và nghệ thuật trong số những bài thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

+ Nội dung tả thực, giá trị nhân văn sâu sắc, tài năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, biện pháp nghệ thuật nhân hóa ẩn dụ lột tả được hiện thực xã hội. Giọng thơ nhẹ nhàng, từ ngữ gần gũi nhưng vô cùng sâu cay

3. Kết bài

– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước:

Bài thơ bốn câu, ngôn ngữ bình dị nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, ca ngợi những nét đẹp của người phụ nữ và những phẩm chất của họ trong xã hội xưa. Nghệ thuật tả thực, với hai biện pháp nghệ thuật hoán dụ và ẩn dụ đã khắc họa nên số phận đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bài viết liên quan đến bài thơ Bánh trôi nước:

>>Trình bày cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

>>Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

>>Phân tích ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

>>Phân tích những yếu tố dân gian trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

II. Bài tham khảo cho đề khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương cái tên quen thuộc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người yêu thơ văn dân tộc. Và bài thơ Bánh trôi nướccủa nữ thi sĩ chính là bài thơ có lẽ được nhiều người biết đến nhất, đây cũng chính là bài được đánh giá là xuất sắc và hay nhất của nữ thi sĩ. Không chỉ nội dung và cả nghệ thuật của bài thơ cũng vô cùng tài tình và ý nghĩa.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Hồ Xuân Hương chính là một nhà thơ với phong cách ngôn nhưng lại vô cùng thật, thơ của bà hầu hết là nói về những bất và số phận lênh đênh của người phụ nữ tài sắc nhưng phận bạc. câu thơ đầu tiên chính là hình ảnh của người phụ nữ qua hình ảnh của chiếc bánh trôi nước “vừa trắng vừa tròn”

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Hình ảnh quen thuộc là chiếc bánh trôi với những đặc điểm cơ bản “trắng, tròn”. Màu trắng chính là màu của bột nếp, qua bàn tay của người làm bánh mới có được thứ bánh vừa tròn vừa trắng, ăn lại mềm mại, nồng đượm. đọc ngay từ đầu đến cuối bài thơ là quá trình làm nên một chiếc bánh trôi nhưng đằng sau chiếc bánh trôi đó lại là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bút pháp nghệ thuật tả thực chính là sự tài tình trong cách tạo nên những vần thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Câu thơ thứ hai lại là một kinh nghiệm khác của người làm bánh. Đó là cách luộc những chiếc bánh trôi:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ thứ hai chính là quá trình chiếc bánh trôi được làm chín, hình ảnh “bảy nổi ba chìm” như chính số phận của người phụ nữ, số phận, cuộc đời của họ đến chính họ cũng thể quyết định được. đọc đến đây ta cảm tưởng như chỉ là câu thơ luộc bánh bình thường nhưng đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Nó cũng lênh đênh chìm nổi giữa dòng đời đầy rẫy những bất công của xã hội phong kiến hà khắc:

Xem thêm:  Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

“Rắn nát mặc dầu” họ đâu có thể chống lại được những luật lệ hà khắc đó chính vì vậy đành cam chịu “mặc dầu”. Nhưng dù có bị vấy bẩn, bị chà đạp, bị ức hiếp, bị coi thường nhưng những người phụ nữ họ vẫn luôn giữ được tấm lòng son sắc thủy chung của mình “vẫn giữ tấm lòng son”. Giống như cây sen thơm ngát, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa đã khắc họa rõ nét và gây ấn tượng mạnh đối với người đọc

Bánh trôi nước là một bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay cả về nội dung và nghệ thuật trong số những bài thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Nội dung tả thực, giá trị nhân văn sâu sắc, tài năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, biện pháp nghệ thuật nhân hóa ẩn dụ lột tả được hiện thực xã hội. Giọng thơ nhẹ nhàng, từ ngữ gần gũi nhưng vô cùng sâu cay

Bài thơ bốn câu, ngôn ngữ bình dị nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, ca ngợi những nét đẹp của người phụ nữ và những phẩm chất của họ trong xã hội xưa. Nghệ thuật tả thực, với hai biện pháp nghệ thuật hoán dụ và ẩn dụ đã khắc họa nên số phận đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *