Hướng dẫn soạn văn Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ cho quá trình tiếp cận và phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Câu 1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn
Trả lời
“Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một bàu thơ đậm chất Đường thi bởi đặc trưng “ý tại ngôn ngoại”. Điều này được tạo nên bởi tứ thơ có mối liên hệ được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
– Mối quan hệ về không gian được tạo nên bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li và gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên), thành Dương Châu (một thắng cảnh đô hội phồn hoa- điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên) và dòng Trường Giang mênh mông ở giữa. Không gian chia li thấm đẫm nỗi buồn bởi lầu Hoàng Hạc gắn với huyền thoại về sự chia li, và dòng Trường Giang gợi nên khoảng cách chia li mênh mông, xa vời.
– Mối quan hệ thời gian được tạo nên bởi: Tháng ba- mùa hoa khói. Đó là lúc sông Trường Giang hiện lên với vẻ đẹp nhộn nhịp, đồng thời mùa hoa khói còn biểu trưng cho cho sự phồn hoa của Dương Châu, nhưng vẫn gợi nên nỗi buồn chia li.
– Mối quan hệ giữu con người: sợi dây liên kết giữa người đi và người ở lại được thể hiện qua hai chữ “cố nhân”, nhưng đã gợi lên sự tri âm tri kỉ và sự gắn bó thân thiết một cách sâu sắc.
Thông qua hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được nỗi buồn thầm kín bâng khuâng, xao xuyến. Sự lưu luyến và nỗi buồn chia li của người ở lại và người ra đi còn được thể hiện qua việc lựa chọn điểm nhìn. Tác giả đã lựa chọn điểm nhìn từ trên cao để vọng theo bạn dù cho cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông, nhưng nhà thơ lại chọn nơi điểm cao để vọng theo bạn. Điểm nhìn này kết hợp cùng mối liên hệ giữa không gian, thời gian đã tạo nên một thế giới nghệ thuật thấm đẫm nỗi buồn chia li và sự lưu luyến.
Câu 2. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”?
Trả lời
Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, nhưng Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”.
Điều này bởi vì tác giả đang đứng ở vị trí và điểm nhìn của người đưa tiễn. Hình ảnh “cô phàm” đã nhấn mạnh sự lẻ loi, đơn chiếc. Lùi dần vào dòng nước Trường Giang, mênh mông thăm thẳm. Đôi mắt của nhà thơ đã dõi theo bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn.
Câu 3. Cảm nhận tâm tình của thi nhân?
Trả lời
Tâm tình của thi nhân được thể hiện trong xuyên suốt bài thơ, đặc biệt là trong câu thơ cuối: Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời.
Khác với những câu thơ trước, miêu tả cảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng, câu thơ này được kiến tạo theo cách gợi mà không tả: Dòng sông bên trời hiện lên trong cái nhìn “trông xa” đồng nhất với tâm trạng lưu luyến cùng nỗi buồn chia li trong tâm hồn tác giả.
Hình ảnh một dòng sông chảy vào cõi trời hiện lên thơ mộng nhưng cũng gợi nên sự rợn ngợp. Tâm trạng lưu luyến qua cái nhìn trông theo đã được làm nổi bật. Qua đó chúng ta thấy được sự cô đơn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
– Bài thơ đã thể hiện tình bạn sâu sắc, tri âm tri kỉ của hai nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường. Qua đó chúng ta thấy được sự đáng quý và sự trân trọng đối với tình bạn.
II. Luyện tập
Theo Tapchivanhoc.com