Giới thiệu về Lí Thường Kiệt – Tác giả của bài thơ thần Nam quốc sơn hà

Giới thiệu về Lí Thường Kiệt – Tác giả của bài thơ thần Nam quốc sơn hà

Hướng dẫn

Lí Thường Kiệt là danh tướng dưới thời nhà Lí. Trong một trận chiến trên sông Cầu, ông đã sáng tác và cho người đọc bài thơ thần Nam quốc sơn hà vào giữa đêm. Nhờ đó mà làm tinh thần quân giặc nao núng, đồng thời khích lệ cho tinh thần chiến đấu của quân ta. Bài giới thiệu về Lí Thường Kiệtdưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị cho các bạn.

I. Giới thiệu về Lí Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là một nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc.

Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô, tên Tuấn sinh năm 1019, mất năm 1105, quê ở làng An Xá huyện Quảng Đức (nay là xã Cơ Xá – huyện Gia Lâm – Hà Nội). Thuở nhỏ ông là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, là con của võ tướng nên thích nghề võ và được dạy võ. Năm ông 23 tuổi được giữ chức Hoàng môn chi hậu, năm 43 tuổi ông đã dẹp yên ổn các châu huyện khắp miền Thanh – Nghệ.

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Năm 1069 vua Lý Thánh Tông đi đánh Chămpa, Ngô Tuấn làm tướng tiên phong, lập nhiều công lớn nên đã được vua ban cho họ Lý, do đó có tên Lý Thường Kiệt. Tương truyền rằng, năm 1077 khi Lý Thường Kiệt đánh giặc trên tuyến sông Cầu, hàng đêm ông đã sai người lẻn vào đền thờ Trương Hống và Trương Hát đọc vang bài thơ mà nay chính là bài “Nam quốc sơn Hà”.

Xem thêm:  Top 20 câu nói khiến bạn nhận ra gia đình là điều tuyệt vời nhất

Bài viết liên quan đến bài thơ Nam quốc sơn hà:

>>Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta

>>Cảm nhận của em về bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt

>>Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Lí Thường Kiệt

Bài thơ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam được ghi lại thành văn lần đầu tiên. Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn của một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất và nhà chính trị, ngoại giao tài ba. Một con người hiến dâng cả tâm hồn và sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc buổi đầu tự chủ. Tất cả kẻ thù đều phải khiếp sợ về tài năng quân sự kiệt xuất của ông.

Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt Quốc Công. Từ đó tới nay đã có nhiều nơi lập đền thờ và dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu trong đó có bài văn bia ở chùa Linh Xứng, Hà Trung – Thanh Hóa.

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Trong một đêm trăng chơi đùa với các bạn, em gặp một người bạn mới và từ đó có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về người bạn đó. Em hãy kể về những kỷ niệm đẹp ấy

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *