Giới thiệu về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh
Hướng dẫn
Tiếng gà trưa là tâm sự của người chiến sĩ, người cháu trong buổi hành quân xưa. Những kí ức tuổi thơ dần được gợi mở thông qua tiếng gà nhảy ổ thân thuộc. Bài Giới thiệu về bài thơ Tiếng gà trưa sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn học cho bài thơ này, hãy cùng tham khảo nhé!
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ được sáng tác vào năm 1968 và được in trong tập thơ “Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác phẩm”.
Vào thời điểm sáng tác bài thơ, bối cảnh lịch sử đã có tác động trực tiếp đến mạch cảm xúc của bài thơ. Khi kháng chiến mở ra, lớp lớp các thanh niên Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc đã phải từ biệt quê hương, xóm làng, mái ấm gia đình để lên đường ra trận.
Bài viết liên quan đến bài thơ Tiếng gà trưa:
>>Cảm nghĩ tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
>>Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
>>Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn
>>Bình giảng bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
>>Cảm nghĩ về khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
2. Đặc sắc nội dung
Chính ở trong hoàn cảnh như vậy nên chỉ khi ta đặt bài thơ vào đúng hoàn cảnh ta mới hiểu được tại sao tác giả Xuân Quỳnh lại chọn điểm xuất phát là “trên đường hành quân xa” và chợt nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Tác giả là một nữ thanh niên xung phong, và cũng từ giã cuộc sống bên gia đình để tham gia chiến đấu. Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn, mang đậm sắc thái dân gian bởi có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (hát dặm Nghệ – Tĩnh), bản sắc của một vùng nông thôn kinh tế còn bó hẹp trong lĩnh vực nuôi trồng.
Từ sự việc nghe âm thanh tiếng gà trưa nhảy ổ, tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về quê hương và người bà được hiện về trong chính tác giả. Tiếng gà trưa nhờ đó mà đã đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, là động lực cho ý chí chiến đấu, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước.
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương và dễ mến, những câu từ trong bài thơ bắt nguồn từ những thứ giản dị, gần gũi và mộc mạc nhưng lại có giá trị lớn lao và cao đẹp.
Theo Tapchivanhoc.com