Đề bài: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Bài làm
Có thể thấy được rằng nhân dân ta ngày xưa, từ trước đến nay luôn luôn rất nhiều đạo lý trong cuộc sống. Và có thể nói rằng một trong những đạo lý mà tự ngàn đời xưa cha ông ta vẫn coi trọng nhất chính là sự biết ơn công lao của của những người đi trước. Và một trong những câu tục ngữ hay nhất nói đến vấn đề này chính là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng đã được người Việt như nhắc nhớ cho con cháu ngàn đời sau.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ta như biết được đây cũng chính là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam ta. Câu tục ngữ này dường như cũng đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt nam ta. Vậy, chúng ta phải hiểu được câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? Câu tục ngữ lấy hình ảnh rất gần gũi với con người chúng ta đó chính là hành động ăn quả. Ta cũng nhớ được rằng, khi ăn quả thơm ngon ta dường như cũng đã trở thành người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nữa. Điều này dường như cũng đã được hiểu nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó cho chúng ta. Câu tục ngữ thật ngắn gọn, lấy hình ảnh cũng hết sức gần gũi, xong ta cũng như đã thấy được ngụ ý trong bài tục ngữ này lại như một lời nhắc tế nhị đó chính là để có thành quả như ngày hôm nay thì phải ghi nhớ công ơn của những người đã giúp cho ta có được thành quả đó.
Trong thực tế cuộc sống của chúng ta hiện nay thì ta cũng như thấy được có rất hiều những hoạt động như để báo đáp, như hành động thực hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong gia đình thì luôn luôn nhớ và biết ơn những thế hệ trước. Còn đối với dân tộc ta thì lại đã còn có ngày mồng 10 – 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Ta dường như cũng cứ thấy được, hàng năm mà cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi trên mọi nẻo đường của quê hương, con người Việt Nam dường như cũng đã cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Thế rồi ta cũng như đã nhận ra được cũng trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại đã có công với dân tộc Việt Nam ta.
Không những vậy, các hoạt động diễn ra hàng năm nhưng vào những ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để có thể mà tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ đã hi sinh, đã cống hiến cho đất nước. Thế rồi còn biết ơn cả những gia đình có công với cách mạng. Hơn hết trong ngày này người ta còn nêu cao tấm gương và cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Người mẹ này dường như cũng đã hi sinh hạnh phúc, và các mẹ cũng đã hi sinh bản thân mình để bảo vệ Tổ quốc, họ thực sự là những người được vinh danh và chúng ta cũng phải biết ơn họ để cho chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay. Và để có thể nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ta như thấy được các hoạt động trong ngày 20 – 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó thì cứ vào ngày 27-02 hàng năm thì đây chính là ngày nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người – ngày thầy thuốc Việt Nam,… Và thực sự còn nhiều nữa những hoạt động nhớ ơn. Ta dường như cũng biết được chính trong cuộc sống cũng còn có nhiều người chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công lao của họ như đã giúp ta.
Đặc biệt hơn khi là học sinh, để thể hiện đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với bậc sinh thành cũng như thầy cô giáo thì cũng nên biết ơn, chăm ngoan học thật tốt.
Dường như cũng đã thấy được chính những câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người đó chính là: Khi chúng ta sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thật là thiêng liêng. Và nó thực sự là một trong những đạp lý cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Bản thân của mỗi chúng ta cần trau dồi thêm rất nhiều những phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị hơn nữa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay.
Minh Nguyệt